Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, việc xử lý tội phạm là người chưa thành niên phạm tội được áp dụng một chính sách riêng, các hình phạt được áp dụng với người chưa thành niên phạm tội gồm cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
phạm tội
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội" tại Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Phạm tội chưa đạt" tại Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Chuẩn bị phạm tội" tại Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Vô ý phạm tội" tại Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Cố ý phạm tội" tại Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 37/2018/NĐ-CP thi hành biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Nghị định này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; quyền và nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục; trách nhiệm của gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; trách nhiệm của các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục. Nghị định này áp dụng đối với người được giám sát, giáo dục, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.