Language:
Đăng ký tài sản (Điều 106)
10/02/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

 

Đăng ký tài sản là việc cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký quyền đối với tài sản cụ thể là quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản... tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

 

Việc đăng ký tài sản là bất động sản trong các quan hệ chuyển đổi, cho thuê, chuyển nhượng, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn, thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 thì phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai (Văn phòng đăng ký đất đai) và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính (khoản 7 Điều 95 Luật đất đai năm 2013).

 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký có quy định khác. Trên thực tế ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay, việc đăng ký các phương tiện giao thông đường bộ được thực hiện nhằm bảo đảm quyền sở hữu phương tiện của các chủ thể.

 

Căn cứ vào những quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật đất đai, Luật nhà ở và các văn bản dưới luật quy định về đăng ký bất động sản như đăng ký quyền sở hữu, đăng ký quyền sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến đối tượng là bất động sản hoặc động sản

 
Đăng ký bất động sản phổ biến nhất ở Việt Nam là đăng ký đất đai. Đăng ký đất đai là thủ tục ghi sổ để xác nhận quyền sử dụng và quản lý đất đai. Đây là một thủ tục hành chính bắt buộc do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai. Theo đó có 02 loại đăng ký: Đăng ký lần đầu được thực hiện cùng với các cuộc điều tra đất đai và đăng ký khi giao đất; đăng ký biến động (khi có sự thay đổi trong quá trình sử dụng, có sự thay đổi về diện tích, mục đích sử dụng và loại đất).

 

Phương tiện giao thông như ôtô, mô tô buộc phải đăng ký phương tiện, nhằm xác định chủ sở hữu để có căn cứ quy trách nhiệm dân sự, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Việc đăng ký phương tiện giao thông cơ giới không căn cứ vào giá trị tài sản, mà căn cứ vào ý nghĩa xã hội của tài sản và tài sản đó được dùng vào giao thông, nguy cơ tiềm ẩn có thể gây thiệt hại bất ngờ cho con người và tài sản.

 

Một trong những loại tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ thì việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thì việc đăng ký các loại sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ được thừa nhận và được pháp luật bảo hộ. Quyền đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp đã viện dẫn, được quy định tại các điều từ Điều 86 đến Điều 99 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

 

Theo quy định của pháp luật thì những tài sản là bất động sản, quyền sử dụng đất, các phương tiện giao thông cơ giới, các phương tiện thủy nội địa, một số đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ buộc phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, đăng ký lưu hành phương tiện, theo đó những loại tài này khi chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hay dùng để bảo đảm các nghĩa vụ dân sự, góp vốn vào các công ty, doanh nghiệp đều phải tuân theo những thủ tục đăng ký nhất định. Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2015 là một quy định mới nhằm điều chỉnh các quan hệ về đăng ký tài sản ở Việt Nam, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của chủ thể, ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền của chủ sở hữu, của người có quyền khác đối với tài sản.

 

Điều 106. Đăng ký tài sản

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản. 

2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

 

Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338