Giám sát việc giám hộ là quy định tại Điều 51 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó, người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giảm hộ. Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây: Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ; Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật Dân sự; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ là người chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người giám hộ và đồng thời cũng giúp người được giám hộ quản lý tài sản, thực hiện các giao dịch liên quan đến các tài sản này. Chính vì thế, việc giám hộ ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của người được giám hộ. Do đó, cần thiết phải có cơ chế giám sát, kiểm tra để đảm bảo việc giám hộ được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ. Điều 51 Bộ luật dân sự quy định cụ thể về giám sát việc giám hộ xuất phát chính từ yêu cầu đảm bảo mục đích giám hộ như đã nêu. Người giám sát việc giám hộ được xác định theo một trong 03 phương thức là:
- Theo thỏa thuận cử hoặc theo sự lựa chọn của người thân thích của người giám hộ;
- Theo quyết định cử của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ (trong trường hợp không có người thân thích hoặc những người này không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ);
- Theo quyết định của Tòa án (trong trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ).
Thủ tục xác định người giám sát việc giám hộ yêu cầu phải có sự đồng ý của người này, trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát còn phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ. Người giám sát việc giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Cá nhân có thể trong số những người thân thích (được xác định lần lượt theo ba thứ tự:
- Vợ, chồng, cha, mẹ, con của người giám hộ;
- Ông, bà, anh ruột, chị ruột của người được giám hộ;
- Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ) hoặc cá nhân khác có đủ điều kiện. Cơ quan, tổ chức phải có tư cách pháp nhân. Những cơ quan, tổ chức không có tư cách pháp nhân không thể trở thành người giám sát việc giám hộ.
Điều kiện của người giám sát việc giám hộ:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (với cá nhân) hoặc có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát (với pháp nhân);
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
Điều kiện thứ nhất là căn cứ để người giám sát có khả năng thực hiện việc giám sát (liên quan đến yếu tố nhận thức và làm chủ hành vi của cá nhân một cách đầy đủ; liên quan đến khả năng thực hiện việc giám sát không trái với lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của pháp nhân). Điều kiện thứ hai là điều kiện để đảm bảo việc giám sát là thực tế, không phải trên danh nghĩa. Người giám sát việc giám hộ có 03 nhóm quyền và nghĩa vụ sau:
- Giám sát, kiểm tra việc giám hộ của người giám hộ có đảm bảo mục đích của giám hộ hay không;
- Giám sát và có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc người giám hộ xác lập, thực hiện giao dịch dân sự bằng tài sản của người được giám hộ;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ khi phát hiện thấy việc giám hộ không đảm bảo được mục đích của giám hộ hoặc không còn cần thiết; thay đổi, chấm dứt việc giám sát việc giám hộ khi việc giám sát, người giám sát không còn đáp ứng đủ các điều kiện hoặc không còn cần thiết.
Điều 51 Bộ luật Dân sự năm 2015 kế thừa các quy định từ Điều 59 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, so với BLDS năm Bộ luật Dân sự, Điều 51 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung rất nhiều nội dung để xác định rõ về giám sát việc giám hộ nhi phương thức xác định người giám sát theo quyết định của Tòa án; bổ sung về người giám sát có thể là pháp nhân; bổ sung các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người giám sát… Những nội dung mới này là điểm tiến bộ của Bộ luật Dân sự năm 2015 và có giá trị thực thi trên thực tế khi áp dụng điều luật đã được quy định chi tiết và cụ thể hơn.
Điều 51. Giám sát việc giám hộ
1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.
2. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
4. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338