Cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng rất nhiều quan hệ có yếu tố nước ngoài phát sinh như quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài. Khi các bên chủ thể hoặc cơ quan nhà nước áp dụng pháp luật nước ngoài sẽ phải tuân thủ những nội dung nhất định. Xác định pháp luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp đối với các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng giúp giải quyết tranh chấp bởi các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài sẽ có thể xảy ra những xung đột pháp luật gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp; nên việc xác định pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài sẽ được xác định dựa trên một số quy định, nguyên tắc nhất định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận trước về luật áp dụng.
Tại Điều 684 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hành vi pháp lý đơn phương có yếu tố nước ngoài. Theo đó, pháp luật áp dụng đối với hành vi pháp lý đơn phương là pháp luật của nước nơi cá nhân xác lập hành vi đó cư trú hoặc nơi pháp nhân xác lập hành vi đó được thành lập.
Theo quy định trên thì hành vi pháp lý đơn phương có yếu tố nước ngoài là việc cá nhân, hoặc pháp nhân bằng hành vi của mình xác lập một quan hệ dân sự có đối tượng ở nước ngoài, hoặc việc xác lập quan hệ đó diễn ra ở nước ngoài. Ví dụ, việc một người Việt Nam lập di chúc định đoạt tài sản của mình là ngôi biệt thự tại Anh; làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế.
Trong tư pháp quốc tế pháp luật áp dụng đối với hành vi pháp lý đơn phương là pháp luật của nước nơi cá nhân xác lập hành vi đó cư trú hoặc là nơi pháp nhân xác lập hành vi đó được thành lập. Vì thế cá nhân cư trú ở đâu, pháp nhân được thành lập ở đâu thì pháp luật là căn cứ điều chỉnh hành vi pháp lý đơn phương. Pháp luật điều chỉnh các vấn đề: Chủ thể xác lập hành vi pháp lý đơn phương, điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý đơn phương, đây là quy đinh dựa vào căn cứ nhân thân của các bên. Việc áp dụng hệ thống pháp luật đó (hệ thống pháp luật nơi cư trú của cá nhân và hệ thống pháp luật nơi thành lập của pháp nhân) các bên sẽ dễ dàng nắm bắt quy định của pháp luật. Ai cũng có thể vì quyền và lợi ích của mình xác lập hành vi pháp lý đơn phương, trong trường hợp xác đinh pháp luật áp dụng theo quốc tịch sẽ cản trở việc thực hiện hành vi đối với người không có quốc tịch, và khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định pháp luật áp dụng đối với người có nhiều quốc tịch, nên xác định pháp luật nơi cư trú là phù hợp hơn cả.
Có thể thấy, hiện nay các hành vi pháp lý đơn phương chiếm số lượng nhiều, nhưng do đặc thù của mình đối tượng của các giao dịch này phần lớn là tài sản có giá trị lớn. Nhằm giải quyết các mâu thuẫn có thể xảy ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà đối tượng phần lớn là tài sản có giá trị lớn. Pháp luật Việt Nam quy định tại Điều 684 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó việc xác định quyền và nghĩa vụ của bên tự nguyện thực hiện hành vi pháp lý đơn phương dựa trên pháp luật của nước nơi cư trú hoặc nơi có hoạt động của bên đó là hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc chung về giải quyết xung đột và được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia.
Điều 684. Hành vi pháp lý đơn phương
Pháp luật áp dụng đối với hành vi pháp lý đơn phương là pháp luật của nước nơi cá nhân xác lập hành vi đó cư trú hoặc nơi pháp nhân xác lập hành vi đó được thành lập.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338