Language:

tai nạn giao thông

Bắt giam tài xế gây tai nạn khiến 03 mẹ con tử vong ở Huế. Quan điểm luật sư
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, tài xế xe tải sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Khởi tố thêm tội danh vụ nữ sinh ở Ninh Thuận tử vong do tai nạn giao thông
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, tội Cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối được quy định tại Điều 382 Bộ luật Hình sự năm 2015, khung hình phạt cao nhất của tội danh này lên đến 07 năm tù.
Xe tập lái của các trung tâm sát hạch lái xe chạy ngoài đường gây tai nạn. Ai chịu trách nhiệm?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, trường hợp nếu trong thời gian học nghề, xe mang biển tập lái của trung tâm sát hạch do người học điều khiển chạy trên đường gây tai nạn giao thông, thì phía trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe phải chịu trách nhiệm.
Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông, nữ tài xế và nhưng ai sẽ bị xử lý?
Luật sư Đặng Văn Cường và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, trong một số trường hợp, việc giúp đỡ người khác không chỉ là vấn đề đạo đức xã hội mà còn là trách nhiệm pháp lý.
Xe máy đi vào cao tốc bị ô tô cán tử vong. Chủ xe ô tô có phải bồi thường?
Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hiện nay pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi không chấp hành quy định khi tham gia giao thông, cụ thể tại khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Vụ tai nạn giao thông ở Lạng Sơn khiến cháu bé 13 tuổi tử vong. Quan điểm pháp lý
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, trong vụ tai nạn giao thông khiến cháu bé 13 tuổi tử vong, rất cần làm rõ thời điểm chiếc xe nổ lốp và khả năng quan sát của nữ tài xế. Qua clip cho thấy chiếc xe bán tải màu trắng do nữ tài xế điều khiển đã tông mạnh vào đuôi chiếc xe con cùng chiều rồi chồm lên, lao vào hai người đi xe máy đi cùng chiều gây hậu quả nghiêm trọng.
Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông
Án lệ số 30/2020/AL về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05 tháng 02 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Trường hợp chết do bị tai nạn giao thông, khi người thân đi khai tử chỉ cung cấp được biên bản bàn giao tử thi có đóng dấu treo, không phải văn bản xác nhận, thì có làm khai tử được không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp văn bản của cơ quan công an (bao gồm cả Biên bản giao, nhận thi thể) có đủ thông tin về người chết như: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; giấy tờ tùy thân của người chết cũng có giá trị thay thế Giấy báo tử, cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng, thực hiện một cách linh hoạt xem xét, thực hiện đăng ký khai tử cho người dân.
Xảy ra chạm giao thông cần ứng xử ra sao cho đúng?
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, hiện tượng dùng vũ lực giải quyết va chạm giao thông thể hiện “văn hóa tham gia giao thông” của một bộ phận người dân rất đáng báo động. Thay vì giải quyết mâu thuẫn va chạm bằng cách giải quyết nhẹ nhàng hoặc gọi cho cơ quan chức năng, thì họ chọn phương thức giải quyết “tự xử”, kiểu giải quyết mâu thuẫn mang tính cực đoan này có thể dẫn tới hậu quả đau lòng là các vụ án hình sự như: Giết người, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng… Vì thế người dân cần hết sức bình tĩnh giải quyết mâu thuẫn khi va chạm giao thông, thượng tôn pháp luật không vi phạm các quy định pháp luật khi tham gia giao thông, các quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông, nâng cao ý thức và đảm bảo văn hóa khi tham gia giao thông.
Thông tư 72/2024/TT-BCA quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 72/2024/TT-BCA quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông. Thông tư này quy định việc tổ chức tiếp nhận, xử lý tin báo và giải quyết ban đầu về tai nạn giao thông đường bộ; nội dung, biện pháp điều tra, xác minh, giải quyết về tai nạn giao thông đường bộ và thống kê tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông. Đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm, việc điều tra, giải quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự. Đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ chưa xác định có dấu hiệu tội phạm, nội dung, biện pháp điều tra, xác minh, giải quyết thực hiện theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ như thế nào? Tại Điều 5 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định việc xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ.Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Cục Cảnh sát giao thông nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường bộ thì xử lý như sau: Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm phải cử cán bộ Cảnh sát giao thông đến ngay hiện trường để xác minh có xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ hay không; trường hợp có vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông đường bộ để chỉ đạo, bố trí lực lượng tham gia, phối hợp cứu nạn, cứu hộ, hạn chế thiệt hại do vụ tai nạn giao thông đường bộ gây ra; bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường, phân luồng điều tiết giao thông, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc, đồng thời cảnh báo cho các phương tiện tham gia giao thông khác những mối nguy hiểm khi lưu thông qua khu vực hiện trường. Thông báo cho Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ biết hoặc yêu cầu phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định;
Một số tình huống cụ thể trong điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phaan tích về một số tình huống cụ thể trong điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ. Tại Điều 22 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định trong quá trình thực hiện việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ quy định tại điểm b, c khoản 8 Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà không thuộc trường hợp phải chuyển Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền thì cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông báo cáo Cục trưởng và cán bộ được phân công điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh báo cáo Trưởng phòng để thực hiện hoặc phân công cấp phó, cán bộ điều tra hoặc thay đổi cấp phó, cán bộ điều tra thực hiện như sau: