Language:

Luật tư pháp người chưa thành niên

Tội phạm ngày càng trẻ hóa: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa
Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, tội phạm là người chưa thành niên (hay còn gọi là người dưới 18 tuổi phạm tội) là một trong những nhóm tội phạm được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam tội phạm là người dưới 18 tuổi được pháp luật quy định thành một nhóm đối tượng riêng, có chính sách đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bởi tính chất đặc thù của nhóm tội phạm này. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh với tội phạm là người dưới 18 tuổi là khoan hồng, nhân đạo, chú trọng các giải pháp phòng ngừa, tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội hối lỗi, sửa sai, làm lại cuộc đời. Với đặc điểm về tâm sinh lý, về nhận thức, về kĩ năng sống, về phát triển và hình thành nhân cách của người dưới 18 tuổi thì nhóm người này dễ mắc sai lầm, trong những sai lầm đó thì có một phần trách nhiệm của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.
Biện pháp xử lý chuyển hướng trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 27 dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên thì các biện pháp xử lý chuyển hướng gồm: Khiển trách; Hạn chế khung giờ sinh hoạt, đi lại; Xin lỗi người bị hại; Bồi thường thiệt hại; Tham gia chương trình học tập, dạy nghề; Tham gia điều trị, tư vấn tâm lý bắt buộc; Lao động công ích; Cấm tiếp xúc; Cấm đến một địa điểm nhất định; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Nghị định 37/2018/NĐ-CP biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 37/2018/NĐ-CP thi hành biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Nghị định này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; quyền và nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục; trách nhiệm của gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; trách nhiệm của các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục. Nghị định này áp dụng đối với người được giám sát, giáo dục, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.
Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024. Luật này quy định về xử lý chuyển hướng, hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội; thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng; thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, giải quyết vụ án hình sự, xử lý chuyển hướng, thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Luật này và theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự, luật khác không trái với quy định của Luật này.
Điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng với người chưa thành niên phạm tội?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng với người chưa thành niên phạm tội? Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định “Biện pháp xử lý chuyển hướng” là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 và khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên. Tại Điều 34 Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định mục đích xử lý chuyển hướng nhằm: Xử lý kịp thời và hiệu quả đối với người chưa thành niên; Giúp người chưa thành niên thay đổi nhận thức, nhận biết, sửa chữa sai lầm đã gây ra, tự rèn luyện khắc phục, ngăn ngừa nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội; Đẩy mạnh việc hòa giải giữa người chưa thành niên và bị hại bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội của người chưa thành niên; Nâng cao trách nhiệm của gia đình và cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động xử lý chuyển hướng; Hạn chế tác động tiêu cực của thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên; Ngăn ngừa người chưa thành niên phạm tội mới, tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
Các biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng với người chưa thành niên phạm tội
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích các biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng với người chưa thành niên phạm tội. Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định “Biện pháp xử lý chuyển hướng” là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 và khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên. Cụ thể các biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng với người chưa thành niên phạm tội như sau.
Áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng với người chưa thành niên phạm tội ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, giải đáp về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng với người chưa thành niên phạm tội ra sao? Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định “Biện pháp xử lý chuyển hướng” là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 và khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn. Cảnh cáo được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng do vô ý, phạm tội ít nghiêm trọng và có tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Phạt tiền được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định.
Quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xoá án tích
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xoá án tích. Tòa án quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo các điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại các điều 117, 118 và 119 của Luật này.
Thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố vụ án có người chưa thành niên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố vụ án có người chưa thành niên. Mọi hoạt động tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án có người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội phải được tiến hành trong môi trường thuận lợi cho việc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, bí mật cá nhân, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ. Các thủ tục tố tụng thân thiện phải được áp dụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội ngay từ giai đoạn khởi tố. Khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ thân thiện, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, khả năng nhận thức và mức độ trưởng thành của họ.
Thủ tục xét xử vụ án có người chưa thành niên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục xét xử vụ án có người chưa thành niên. Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự có người chưa thành niên là người bị buộc tội. Đối với Tòa án chưa tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên thì việc xét xử vụ án hình sự có người chưa thành niên là người bị buộc tội do Thẩm phán quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này thực hiện. Tòa án xét xử bị cáo là người chưa thành niên tại phòng xử án thân thiện. Vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng.
Thi hành án phạt tù đối với người chưa thành niên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thi hành án phạt tù đối với người chưa thành niên. Trại giam riêng, phân trại hoặc khu giam giữ dành riêng cho người chưa thành niên là phạm nhân trong trại giam phải được bố trí, thiết kế phù hợp với lứa tuổi, giới tính và bảo đảm có các khu vực, công trình sau đây: Khu giam giữ theo tính chất của tội phạm, mức hình phạt, giới tính; Buồng giam; Công trình phục vụ việc học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; Khu thể thao, vui chơi; Khu lao động, dạy nghề; Khu thăm gặp; Các công trình khác theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Buồng giam phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người chưa thành niên là phạm nhân là 2,5 m2. Trại giam riêng, phân trại hoặc khu giam giữ dành riêng cho người chưa thành niên là phạm nhân trong trại giam phải lắp đặt thiết bị để người chưa thành niên có thể tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác phù hợp.