Language:

bị can

Vụ AIC, đề nghị gỡ lệnh truy nã cho bị cáo đang bị truy nã có cơ sở không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, việc xét xử bị cáo đang trốn truy nã được thực hiện theo khoản 2, Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả; bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa; bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Báo chí có được đăng tải tin bài, hình ảnh về người bị buộc tội
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, báo chí là một kênh thông tin chính thống được sự cho phép hoạt động của Nhà nước, chịu sự quản lý Nhà nước, ngay tại điểm c, khoản 2, Điều 4 Luật Báo Chí năm 2016 đã quy định báo chí có nhiệm vụ phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân.
Đặt tiền bảo đảm để thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, đặt tiền để bảo đảm là một biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109, Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam.
Bị can, bị cáo đặt tiền bảo đảm để tại ngoại, thì khi nào được trả lại?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo.
Người thân thích có quyền yêu cầu trưng cầu giám định tâm thần người bị buộc tội không?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại khoản 1, Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ
Người đang bị tạm giữ, tạm giam có quyền tố cáo không?
Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích, căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam như sau: “Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật”.
Bảo lĩnh tại ngoại cho bị can, bị cáo được thực hiện thế nào?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thủ tục Bảo lĩnh tại ngoại là thủ tục áp dụng đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn thay thế cho tạm giam.
Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội ra quyết định trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, xâm phạm đến hoạt động bình thường của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và Cơ quan thi hành án, làm mất uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng và Cơ quan thi hành án. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội ra quyết định trái pháp luật quy định tại Điều 371 Bộ luật Hình sự năm 2015. 
Người tham gia tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người tham gia tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Người tham gia tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự gồm: Người tố giác, Người báo tin về tội phạm, Người kiến nghị khởi tố, Người bị tố giác, Người bị kiến nghị khởi tố, Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Người bị bắt, Người bị tạm giữ, Bị can, Bị cáo, Bị hại, Nguyên đơn dân sự, Bị đơn dân sự, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Người làm chứng, Người chứng kiến, Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, người dịch thuật, Người bào chữa, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiến nghị khởi tố, Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, Người đại diện khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự,
Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự. Theo đó, khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Khởi tố bị can và hỏi cung bị can
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về hoạt động khởi tố bị can và hỏi cung bị can. Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về hoạt động khởi tố bị can và hỏi cung bị can. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật Hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm. Trường hợp bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can.
Quyết định việc truy tố bị can
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quyết định việc truy tố bị can trong vụ án hình sự. Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng. Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật Hình sự được áp dụng. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày. Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.