Language:

tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Bắt giam tài xế gây tai nạn khiến 03 mẹ con tử vong ở Huế. Quan điểm luật sư
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, tài xế xe tải sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tai nạn giao thông ở Quảng Nam khiến 9 người chết, trách nhiệm pháp lý ra sao?
Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, đây là vụ tai nạn giao thông thảm khốc khiến nhiều người chết, nhiều người bị thương và thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Do đó cùng với việc cứu giúp người bị nạn, cơ quan chức năng cũng sẽ vào cuộc xác minh làm rõ rõ nguyên nhân vụ tai nạn để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tài xế tông liên hoàn người đi đường tại Tây Hồ (Hà Nội), trách nhiệm pháp lý ra sao?
Về vấn đề tội danh Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính nhấn mạnh, với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 cơ quan điều tra phải chứng minh được tài xế trên đã có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là trật tự an toàn giao thông đường bộ. Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường bộ bao gồm: xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Trách nhiệm pháp lý vụ tài xế mở cửa xe khiến thai phụ đang lưu thông trên đường tử vong?
Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, từ hậu quả vụ việc và qua hình ảnh camera ghi lại được cho thấy đây là vụ tai nạn có dấu hiệu vi phạm phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, hậu quả khiến thai phụ tử vong. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tài xê trong ôtô con mở cửa bất ngờ khiến thai phụ đang lưu thông bằng xe máy trên đường ngã ra đường đúng lúc này, một ô tô chở rác đi cùng chiều lao tới đâm trúng nạn nhân tử vong tại chỗ.
Người sử dụng phương tiện giao thông của người khác gây tai nạn thì thiệt hại đối với tài sản này có bị coi là gây thiệt hại cho người khác theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự không?
Vướng mắc: Người sử dụng phương tiện giao thông của người khác gây tai nạn thì thiệt hại đối với tài sản này có bị coi là gây “thiệt hại cho người khác” quy định tại khoản 1 Điều 260 của Bộ luật Hình sự không? Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/08/2021 của Tòa án Nhân dân Tối cao giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.
Trách nhiệm pháp lý vụ tài xế xe khách gây tai nạn chết 4 người ở Đồng Nai?
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích, vụ tai nạn giữa xe khách giường nằm và xe 16 chỗ khiến 4 người chết tại chỗ ở Đồng Nai là vụ tai nạn rất nghiêm trọng, qua dữ liệu camera cho thấy vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm, thời tiết có mưa và tốc độ của xe khách lưu thông khá nhanh, tài xế xe khách vượt xe tải đi cùng chiều phía trước khi không đủ an toàn, do chạy bới tốc độ cao khi vượt đã đâm vào đuôi phải xe tải phía trước dẫn tới chiếc xe khách lao sang làn đường ngược chiều đúng lúc đó xe khách 16 chỗ lao đến và va chạm liên hoàn xảu ra khiến tài xế và hành khách tử vong, bị thương.
Trách nhiệm pháp lý vụ tài xế ô tô tải chèn ngã xe máy trên phố Hà Nội rồi bỏ chạy?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, tại khoản 6, 17, 23 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi lạng lách, đánh võng, bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Ngoài ra, các quy định này đã được cụ thể hóa trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ, thậm chí nếu hậu quả nghiêm trọng còn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tài xế sử dụng ma túy khi lái xe sẽ bị xử lý ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) phân tích, theo quy định tại khoản 7, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 việc tài xế “Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Hành vi sử dụng ma túy khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tùy tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi mà tài xế sẽ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm pháp lý vụ tai nạn 3 người tử vong ở Thừa Thiên Huế?
Dưới góc độ pháp lý, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, từ thông tin ban đầu như trên, có thể thấy rằng chiếc xe ô tô con đã vi phạm luật giao thông đường bộ khi vượt xe từ bên phải và ở đoạn đường giao nhau chỉ có một làn xe. Bởi vậy, bước đầu cơ quan điều tra xác định người điều khiển xe ô tô con biển kiểm soát 36A - 485.67 có lỗi gây ra vụ tai nạn giao thông và khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông được bộ theo Điều 260 Bộ luật hình sự là có căn cứ.