Language:

tranh chấp di sản thừa kế

Các vụ thảm án liên quan đến người trong gia đình, nguyên nhân do đâu?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, vấn đề mâu thuẫn trong gia đình, bạo lực gia đình là vấn đề gốc rễ tồn tại từ rất lâu, có căn nguyên lịch sử, thậm chí ăn sâu vào hệ tư tưởng con người, ảnh hưởng từ Nho giáo, tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi trọng đàn ông xem thường phụ nữ.
Án lệ số 06/2016/AL về Vụ án tranh chấp thừa kế
Án lệ số 06/2016/AL về Vụ án tranh chấp thừa kế được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Quyết định giám đốc thẩm số 100/2013/GĐT-DS ngày 12-8-2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp thừa kế” tại Hà Nội, giữa nguyên đơn là ông Vũ Đình Hưng với bị đơn là bà Vũ Thị Tiến (tức Hiền), bà Vũ Thị Hậu; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm các ông, bà Vũ Đình Đường, Vũ Thị Cẩm, Vũ Thị Thảo, Nguyễn Thị Kim Oanh, Hà Thùy Linh.
Người được hưởng phần tài sản là công sức gìn giữ tôn tạo quyền sử dụng đất có phải chịu án phí không?
Vướng mắc: Trong vụ án chia tài sản chung, chia di sản thừa kế thì người được hưởng phần tài sản là công sức gìn giữ tôn tạo quyền sử dụng đất có phải chịu án phí không? Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản. Quy định này có áp dụng đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-01-2017 không?
Vướng mắc: Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Quy định này có áp dụng đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành) hay không? Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của Toà án nhân dân tối cao Về việc Giải đáp một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự.
Những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại
Dưới góc độ pháp lý Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Chia di sản thừa kế cho con dưới 18 tuổi được thực hiện ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật thì con chưa đủ 18 tuổi thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, ngang hàng với vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người có di sản. Những người cùng hàng thừa kế thì được hưởng phần di sản bằng nhau.
Quy định về thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Lập di chúc để lại di sản thừa kế cho bất cứ ai có được không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, về nguyên tắc, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình.
Di sản (Điều 612)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về "di sản". Theo đó, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Đã có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế rồi thì có thay đổi được không?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế sẽ có giá trị pháp luật khi văn bản từ chối nhận di sản thừa kế đã được công chứng hoặc văn bản từ chối nhận di sản thừa kế đã được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Hiện nay, pháp luật không quy định trường hợp người thừa kế được thay đổi ý chí sau khi đã làm thủ tục từ chối nhận di sản, nên nếu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế đã có giá trị pháp lý thì không thể thay đổi được.
Quyền của người quản lý di sản (Điều 618)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 618 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của người quản lý di sản. Theo đó, người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật Dân sự có quyền: Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế; được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; được thanh toán chi phí bảo quản di sản. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật Dân sự có quyền: Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế; được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế; được thanh toán chi phí bảo quản di sản. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.
Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm (Điều 619)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 619 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm. Theo đó, trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật Dân sự.
Từ chối nhận di sản (Điều 620)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc từ chối nhận di sản. Theo đó, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Người không được quyền hưởng di sản (Điều 621)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người không được quyền hưởng di sản. Theo đó, những người không được quyền hưởng di sản gồm: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Những người quy định tại khoản 1 Điều 621 vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Tài sản không có người nhận thừa kế (Điều 622)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản không có người nhận thừa kế. Theo đó, trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.
Thời hiệu thừa kế (Điều 623)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu thừa kế. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự; Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Con dâu được hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng khi nào?
Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật, thì con dâu không thuộc hàng thừa kế của bố mẹ chồng. Song vẫn có trường hợp ngoại lệ con dâu được hưởng thừa kế của cha mẹ chồng. Nếu bố mẹ chồng “lập di chúc” có chỉ định người con dâu là người thừa kế được hưởng di sản sau khi bố mẹ chồng chết, bởi người để lại di sản hoàn toàn có quyền định đoạt di sản theo ý chí của mình cho người được hưởng di sản thông qua việc để lại di chúc, nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết quy định tại Điều 624, 626 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Di chúc (Điều 624)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc. Theo đó, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì di chúc là ý chí của một cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của mình sau khi chết cho người khác được thông qua một di chúc. Sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm định đoạt tài sản được thông qua hành vi pháp lý để dịch chuyển quyền sở hữu của người để lại di sản cho người khác sau khi người này chết.
Người lập di chúc (Điều 625)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người lập di chúc. Theo đó, người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Quyền của người lập di chúc (Điều 626)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của người lập di chúc. Theo đó, người lập di chúc có quyền như: Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.