Những người là vợ chồng, cha mẹ, con cái là những người thừa kế đương nhiên theo pháp luật và cả những người được thừa kế được chỉ định trong di chúc của người đã chết, song trên thực tế những người này có thể không có quyền hưởng di sản do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Những người có hành vi vi phạm nêu tại Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì không có quyền hưởng thừa kế kể cả trong trường hợp trong di chúc của người đã chết họ được hưởng di sản.
Đối với hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe… của người để lại di sản và những người thừa kế khác phải bị kết án, tức phải có quyết định của tòa án kết tội về những hành vi trên thì người đó mới không được nhận di sản, nếu hành vi mà không bị kết án thì họ vẫn có quyền hưởng di sản; điều này cũng đồng nghĩa với việc người thừa kế có hành vi vi phạm dù đã được xóa án tích cũng không có quyền hưởng di sản. Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể thấy trường hợp đầu tiên không có quyền hưởng di sản là chủ thể thực hiện những hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng/sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng/hành hạ người để lại di sản/xâm phạm nghiêm trọng về danh dự và nhân phẩm của người để lại di sản. Tuy nhiên, các chủ thể thực hiện hành vi nêu trên chỉ bị ràng buộc không được hưởng di sản khi những hành vi đó đã bị kết án (bản án về tội danh nêu trên đã có hiệu lực pháp luật) và mục đích của các hành vi này hướng đến người để lại di sản thừa kế. Đối với hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản có thể hiểu là hành vi cố ý giết người để lại di sản thừa kế hoặc cố tình gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của người để lại di sản. Các hành vi khác như ngược đãi nghiêm trọng/hành hạ người để lại di sản là chỉ những hành vi đối xử tệ bạc hoặc đầy đọa người có di sản về cả tinh thần lẫn thể xác. Còn lại hành vi xâm phạm nghiêm trọng về danh dự và nhân phẩm được thể hiện thông qua việc làm nhục, sỉ nhục, bịa đặt hoặc loan truyền những thông tin biết rõ là bịa đặt với mục đích xúc phạm danh dự của người để lại di sản cũng không có quyền được hưởng thừa kế.
Đối với những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng được duy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình như nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái, ông bà và cháu… Nếu có đủ khả năng nhưng không thực hiện việc nuôi dưỡng, làm cho người cần được nuôi dưỡng lâm vào tình cảnh khó khăn, nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản thừa kế. Hành vi bị coi là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc nuôi dưỡng với người để lại di sản nhưng cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng làm cho người để lại di sản rơi vào tình trạng khổ sở, thiếu thốn hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì không có quyền hưởng di sản của người để lại di sản. Nghĩa vụ nuôi dưỡng được xác định thuộc trong các trường hợp sau: Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại di sản thừa kế có mối quan hệ cha, mẹ - con cái. Theo quy định pháp luật thì con cái phải chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp. Đối với cha mẹ thì có nghĩa vụ cấp dưỡng con cái. Trong trường hợp con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống thì cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dưỡng con cái; Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại di sản thừa kế có mối quan hệ anh, chị - em; Người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người để lại di sản thừa kế có mối quan hệ ông, bà - cháu.
Việc lập di chúc là một hình thức định đoạt tài sản của chủ sở hữu, vì vậy việc lừa dối, ngăn cản, giả mạo di chúc… là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền sở hữu của chủ sở hữu, tài sản đượcc định đoạt trái với ý chí, mong muốn của người để lại di sản, vì vậy những người này không được hưởng di sản thừa kế. Việc lập di chúc thể hiện dưới ý chí của cá nhân người có tài sản, người đó có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình để phân chia cho người nào, tỷ lệ bao nhiêu cho người còn sống. Vậy hành vi cản trở việc lập di chúc hoặc tác động vào nội dung di chúc ảnh hưởng đến quyền của người lập di chúc, khiến bản di chúc không phù hợp với ý chí của người đã lập là hành vi trái pháp luật. Vì vậy chủ thể có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người có di sản lập di chúc sẽ không được quyền hưởng di sản do người có di sản để lại. Đối với việc giả mạo/sửa chữa/hủy bỏ/che giấu di chúc chỉ bị ràng buộc khi mục đích của hành vi này nhằm hưởng một phần/toàn bộ di sản thừa kế trái với ý chí của người để lại di sản.
Trong trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của người thừa kế là vi phạm nhưng vẫn để lại tài sản cho họ, thì họ vẫn được hưởng di sản; bản chất của thừa kế là định đoạt tài sản dựa trên ý chí của chủ sở hữu, pháp luật luôn tôn trọng ý kiến độc lập của cá nhân; mà những quy định trên nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích của người để lại di sản, vậy thế nếu họ vẫn mong muốn được để lại di sản cho những người thừa kế có hành vi vi phạm thì pháp luật vẫn tôn trọng.
Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338