Language:

Giao dịch cầm giữ tài sản

Cầm giữ tài sản (Điều 346)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 346 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về cầm giữ tài sản. Theo đó, cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Xác lập cầm giữ tài sản (Điều 347)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 347 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc xác lập cầm giữ tài sản. Theo đó, cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.
Chấm dứt cầm giữ (Điều 350)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 350 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chấm dứt cầm giữ. Theo đó, cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp: bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế; các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ; nghĩa vụ đã được thực hiện xong; tài sản cầm giữ không còn; theo thỏa thuận của các bên.