Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Tại Điều 346 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về cầm giữ tài sản. Theo đó, cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Việc cầm giữ tài sản phải xuất phát từ một hợp đồng song vụ, hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong hợp đồng song vụ, bên cầm giữ đã thực hiện nghĩa vụ nhưng bên kia lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Đối tượng của hợp đồng song vụ phải là tài sản, với cách phân loại dựa theo đối tượng của hợp đồng, hợp đồng có hai loại, một loại có đối tượng là tài sản như hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản, hợp đồng gia công… một loại có đối tượng là công việc như hợp đồng gửi giữ, hợp đồng vận chuyển… Chỉ các hợp đồng có đối tượng là tài sản thì bên có quyền mới có quyền nắm giữ tài sản.
Bên có quyền chiếm giữ tài sản một cách hợp pháp, thông thường, việc chiếm giữ tài sản là do được bên có nghĩa vụ chuyển giao hoặc là kết quả của việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm giữ.
Bên có nghĩa vụ có sự vi phạm hợp đồng, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền hay bên cầm giữ có quyền cầm giữ tài sản. Cầm giữ tài sản phát sinh ngay khi có sự vi phạm nghĩa vụ mà không cần có sự thỏa thuận của các bên.
Cầm giữ tài sản phát sinh không dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên bảo đảm, đây là một biện pháp tự vệ trong quan hệ dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên có quyền. Đối với biện pháp này, pháp luật cho phép bên có quyền cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ mà không cần xem xét nguyên nhân khiến cho bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thỏa thuận.
Cầm giữ tài sản không có thời hạn, khoản 4 Điều 349 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên cầm giữ chỉ phải giao lại tài sản cầm giữ khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ với mình. Nói cách khác, cầm giữ tài sản không quy định thời hạn cụ thể mà kéo dài cho đến khi bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
Điều 346. Cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338