Language:

Cấu thành tội phạm

Tội Giết người (Điều 123)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.
Tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định là hành vi giết người, được thực hiện khi chủ thể thực hiện đang trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, đối với họ hoặc đối với người thân thích của họ.
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015. Quy định về “phòng vệ chính đáng” được mô tả tại Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015, còn quy định về “gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội” được mô tả tại Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đây là 02 điều luật giải thích rõ thế nào là phòng vệ chính đang và thế nào là gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội. Còn trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ được quy định là hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ, do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ được quy định là hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ, do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép. Dưới đây, chúng tôi phân tích cấu thành của Tội Làm chết người trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 127 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tội vô ý làm chết người (Điều 128)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, Vô ý làm chết người được hiểu là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý. Có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người do không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được.
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là hành vi của con người coi thường quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính, không tuân thủ theo những quy tắc đó nên đã dẫn đến hậu quả chết người.
Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 137)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, tội Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ được quy định  là trường hợp trong khi thi hành công vụ đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép.
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của một người trực tiếp tác động đến người khác làm cho người này bị thương tật từ 31% trở lên vì lỗi vô ý.