Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch. Như vậy, khách thể của tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật là chính sách quản lý nhà nước về hộ tịch. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật quy định tại Điều 336 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật hộ tịch
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành không quy định công dân được cấp lại bản chính giấy khai sinh, nên đề nghị các cơ quan đăng ký hộ tịch chấp hành nghiêm túc. Do Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc, có ý nghĩa quan trọng nên khi trả kết quả người dân cần giải thích cho người dân hiểu về giá trị của bản chính Giấy khai sinh, người dân phải có trách nhiệm bảo quản và giữ gìn để sử dụng lâu dài.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích tại Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại. Nghị định chưa quy định về điều kiện bản chính vẫn còn nhưng bị hư hỏng, rách nát thì có được đăng ký lại hay không
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, việc xác định nội dung đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch và Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Sở Tư pháp sẽ đưa nội dung này vào Công văn tổng hợp chung những khó khăn, vướng mắc để trao đổi với Công an tỉnh. Tuy nhiên cần lưu ý theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì Chứng minh nhân dân không phải là giấy tờ bắt buộc duy nhất khi xuất trình để đăng ký các sự kiện hộ tịch. Theo đó, người dân có thể xuất trình bất kỳ giấy tờ nào có dán ảnh và thông tin cá nhân còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo khoản 5 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định “Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo hướng dẫn tại Công văn số 1013/HTQTCT-HT ngày 08/7/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp thì: “Trường hợp đăng ký lại khai sinh hoặc đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân mà người yêu cầu không có giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con, mẹ con thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiến hành kiểm tra, xác minh. Nếu kết quả kiểm tra, xác minh xác định được rõ mối quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch ghi thông tin về cha, mẹ của người đăng ký khai sinh theo kết quả kiểm tra, xác minh. Trường hợp kết quả xác minh cũng không thể xác định được thông tin về quan hệ cha, mẹ, con thì phần khai về cha, mẹ tạm thời để trống”.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo hướng dẫn tại Công văn số 1005/HTQTCT-HT ngày 06/7/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp thì khi đăng ký khai sinh cho trẻ em, các thông tin của cha, mẹ trong trong hồ sơ (giấy tờ tùy thân, Giấy chứng nhận kết hôn) phải thống nhất.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp văn bản của cơ quan công an (bao gồm cả Biên bản giao, nhận thi thể) có đủ thông tin về người chết như: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; giấy tờ tùy thân của người chết cũng có giá trị thay thế Giấy báo tử, cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng, thực hiện một cách linh hoạt xem xét, thực hiện đăng ký khai tử cho người dân.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 1 Điều 33 Luật Hộ tịch quy định “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.” Quy định này chưa xác định rõ những người chịu trách nhiệm chính trong việc đi đăng ký khai tử.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo Điều 3, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP thì: Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, đăng ký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch; người yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ theo hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định: “Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh chị em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người được ủy quyền”
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, Điều 2 Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch quy định việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Hộ tịch năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014. Luật này quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật nuôi con nuôi, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, sau khi công chức tư pháp xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch trong Sổ hộ tịch, hoặc trong Giấy khai sinh thì: nếu Sổ hộ tịch sai thì cải chính sổ hộ tịch, nếu bản chính Giấy khai sinh sai thì cải chính bản chính Giấy khai sinh; nếu cả Sổ hộ tịch và bản chính khai sinh đều sai thì cải chính trong sổ hộ tịch, đồng thời ghi chú vào mặt sau bản chính Giấy khai sinh.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì: “Đối với việc đăng ký hộ tịch phải tiến hành xác minh theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này thì thời gian gửi văn bản yêu cầu và thời gian trả lời kết quả không tính vào thời gian giải quyết việc hộ tịch”; khoản 1 Điều 4, Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định: Đối với việc đăng ký hộ tịch phải gửi văn bản đề nghị xác minh theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư này, nếu quá thời hạn mà không nhận được văn bản trả lời kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung cần xác minh. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan của mình.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, pháp luật về hộ tịch hiện hành chưa có quy định về việc thay đổi quê quán, bổ sung quê quán, kể cả các trường hợp là trẻ con ngoài giá thú đã xác định quê quán theo mẹ, sau đó được làm thủ tục cha nhận con. Do vậy, trong trường hợp cụ thể, nếu người dân yêu cầu, để đảm bảo quyền lợi của trẻ em, đề nghị vận dụng quy định của pháp luật về thay đổi hộ tịch để giải quyết yêu cầu thay đổi quê quán trong Giấy khai sinh cho trẻ.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nếu người yêu cầu biết thông tin về ngày, tháng sinh của mình thì cho người đó lập văn bản cam đoan để xác định ngày, tháng sinh theo văn bản cam đoan. Trường hợp người có yêu cầu không nhớ ngày, tháng sinh thì vận dụng quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 2 Điều 22 Thông tư số 15/2015/TT-BTP để xác định ngày, tháng sinh (nếu không xác định được ngày sinh thì ngày đầu tiên của tháng sinh; nếu không xác định được ngày tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, đối với Giấy chứng nhận kết hôn, nội dung cải chính là các thông tin hộ tịch của một trong hai bên hoặc của cả vợ (từ đủ 18 tuổi trở lên) và chồng (từ đủ 20 tuổi trở lên). Do đó, thẩm quyền giải quyết thay đổi, cải chính hộ tịch trong Giấy chứng nhận kết hôn thuộc UBND cấp huyện.