Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Tại Điều 535 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền của bên vận chuyển. Theo đó, bên vận chuyển có các quyền như: Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác; từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn; từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.
Quyền kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác, Quyền này gắn với nghĩa vụ đảm bảo vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn của bên vận chuyển. Tức nó được ghi nhận dựa trên cơ sở công việc vận chuyển được bên vận chuyển thực hiện, nên cần làm rõ các vấn đề sau trước khi tiến hành chuyên chở tài sản: đối tượng vận chuyển là tài sản thuộc loại gì, số lượng, khối lượng, chất lượng, chủng loại... Khi bên thuê vận chuyển giao tài sản thì cần kiểm tra rõ số hàng thực tế nhận được có trùng khớp với nội dung ghi nhận trên vận đơn, chứng từ vận chuyển hay không.
Quyền từ chối vận chuyển đối với tài sản không đúng với loại tài sản thỏa thuận trong hợp đồng, việc thực hiện quyền kiểm tra tính xác thực của tài sản là cơ sở để thực hiện quyền này, trường hợp kiểm tra tính xác thực về loại tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng, thì bên vận chuyển có quyền từ chối chuyên chở, thời điểm xác lập hợp đồng các bên đã có sự thỏa thuận về loại tài sản và bên vận chuyển cũng đã thể hiện ý chí loại bỏ những rủi ro, trở ngại, khó khăn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc thay đổi tài sản là đối tượng của hoạt động chuyên chở đẩy bên vận chuyển rơi vào thế bị động.
Quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đầy đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn, hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển, cước phí vận chuyển chính là khoản tiền mà bên thuê vận chuyển phải trả cho bên vận chuyển. Bên vận chuyển tài sản bản chất là nhà cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Cước phí mà bên thuê vận chuyển phải trả không chỉ là chi phí mà bên vận chuyển phải bỏ ra mà còn là lợi nhuận thu được, các bên có thể thỏa thuận về thời điểm thanh toán cước phí vận chuyển, theo đó, khi đến thời hạn đó bên vận chuyển có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán.
Quyền từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết về việc tài sản chuyên chở là tài sản bị cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại thì có quyền từ chối chuyên chở. Việc từ chối là hoàn toàn phù hợp vì nếu thực hiện chuyên chở có thể vi phạm pháp luật hoặc làm ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội. Để loại bỏ trường hợp bên vận chuyển biết nhưng nhưng vẫn cố tính chở rồi chối bỏ trách nhiệm, pháp luật đã quy định trường hợp bên vận chuyển phải biết về việc tài sản chuyên chở là tài sản cấm giao dịch, hay có tính nguy hiểm.
Như vậy, theo quy định trên thì bên vận chuyển có quyền kiểm tra tài sản vận chuyển. Loại quyền này được ghi nhận dựa trên cơ sở công việc vận chuyển được bên vận chuyển thực hiện nên cần phải làm rõ đối tượng là vận chuyển tài sản nên cần phải xác định rõ tài sản là loại gì. Cụ thể số lượng, chất lượng, chủng loại... Khi được bên thuê vận chuyển giao tài sản cần phải kiểm tra tính xác thực về tài sản để tránh nhầm lẫn. Xác định rõ tài sản để biết chắc chắn công việc vận chuyển loại tài sản này không vi phạm quy định của pháp luật. Nếu không thể kiểm tra được tài sản mà có vận đơn, chứng từ vận chuyển khác thì bên vận chuyển có quyền kiểm tra.
Điều 535. Quyền của bên vận chuyển
1. Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác.
2. Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.
4. Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338