Language:

luật thương mại

Mời luật sư tham gia giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Khi xảy ra tranh chấp lĩnh vực kinh doanh, thương mại các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau; trong trường hợp không tự thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, thông qua giải quyết của trọng tài thương mại hoặc của tòa án. Riêng đối với hình thức giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan trọng tài thương mại hoặc cơ quan tòa án phải tuân thủ những yêu cầu và điều kiện nhất định, để được thụ lý giải quyết theo quy định pháp luật về tố tụng trọng tài và pháp luật về tố tụng dân sự.

Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, tại khoản 2, Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy đinh Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, trong một vụ án giải quyết tranh chấp lĩnh vực kinh doanh, thương mại, luật sư có quyền tham gia giải quyết vụ án từ rất sớm, vai trò của luật sư hiện hữu trong tất cả các quá trình giải quyết vụ án của tòa án

Khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại những điều cần lưu ý?

Trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh thương mại được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, được tiến hành qua những trình tự, thủ tục đã được quy định cụ thể, dưới đây chúng tôi xin được khái quát về trình tự, thủ tục tố tụng trong vụ án kinh doanh thương mại để quý khách nắm được để phối hợp với luật sư trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án.

Miễn trừ nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, rường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

Thủ tục khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án kinh doanh thương mại bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Những sự kiện nào được xem là sự kiện bất khả kháng?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về trường hợp bất khả kháng hay còn gọi là sự kiện bất khả kháng. Theo đó, "sự kiện bất khả kháng" là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn "trở ngại khách quan" là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là tranh chấp, bất đồng về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán giữa các bên, chủ yếu liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng. Việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có thể phát sinh từ nội dung hợp đồng, cách giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng...