Thành lập chi nhánh công ty
Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020, chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh công ty phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp, mà chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định chi nhánh công ty được thành lập cùng tỉnh hoặc khác tỉnh, lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập cho chi nhánh. Khi đăng ký thành lập chi nhánh, quý doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn một trong hai hình thức hạch toán của chính nhánh là: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.
1. Thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với trụ sở chính:
Với hình thức này chi nhánh cần lưu ý các thủ tục sau:
- Đối với thuế thu nhập cá nhân:
+ Nếu người lao động ký hợp đồng lao động, đăng ký giảm trừ gia cảnh với trụ sở chính và làm việc tại chi nhánh thì doanh nghiệp sẽ trả lương và kê khai thuế thu nhập cá nhân;
+ Nếu người lao động ký hợp đồng lao động, đăng ký giảm trừ gia cảnh với chi nhánh thì chi nhánh thực hiện kê khai thuế thu nhập cá nhân.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh không phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và báo cáo tài chính.
2. Thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính:
Với hình thức này chi nhánh cần lưu ý các thủ tục sau:
- Đối với việc có hoặc không phát sinh doanh thu:
+ Nếu chi nhánh trực tiếp thực hiện giao dịch thương mại: Chi nhánh thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quản lý chi nhánh;
+ Nếu chi nhánh không thực hiện giao dịch thương mại, không phát sinh doanh thu thì tổng hợp số liệu, chứng từ phát sinh trong kỳ và thực hiện kê khai tại trụ sở chính. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế.
- Đối với thuế thu nhập cá nhân: Lưu ý tương tự chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với trụ sở chính.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và báo cáo tài chính chung với trụ sở chính.
3. Thành lập chi nhánh hạch toán độc lập:
Với hình thức này chi nhánh sẽ có con dấu riêng, xuất hóa đơn giá trị gia tăng riêng, tự chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinh doanh cũng như tự quản lý sổ sách, chứng từ kế toán...
Chi nhánh hạch toán độc lập sẽ thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế riêng tại chi nhánh.
4. Đặt tên chi nhánh công ty sao cho đúng cách:
Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên chi nhánh như sau:
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
5. Thông tin khách hàng chuẩn bị:
- Đăng ký kinh doanh công ty (bản sao);
- Địa chỉ đặt chi nhánh;
- Hình thức hạch toán của chi nhánh;
- Thông tin người đứng đầu chi nhánh;
- CCCD/Hộ chiếu người đứng đầu chi nhánh.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Trong đó, hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh công ty bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thành lập chi nhánh công ty do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh công ty;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh công ty.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0983951338 - 0936683699