Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Nghĩa vụ là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Trong quan hệ nghĩa vụ, có loại nghĩa vụ mà bên mang nghĩa vụ phải bắt buộc phải thực hiện đúng đối tượng, nhưng cũng có loại nghĩa vụ cho phép bên có nghĩa vụ được lựa chọn đối tượng để thực hiện. Quy định này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho bên có nghĩa vụ hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình.
Tại Điều 290 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần. Theo đó, nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện; Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Pháp luật ghi nhận cho các bên được tự do thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ, theo đó, nghĩa vụ có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần. Tuy nhiên, không trong mọi quan hệ nghĩa vụ đều có thể phân chia thành nhiều giai đoạn để thực hiện. Việc phân chia quan hệ nghĩa vụ được thực hiện nhiều lần phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của đối tượng trong quan hệ đó. Cụ thể, là đối tượng của quan hệ đó phải là đối tượng có thể chia được.
Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ bao gồm:
Nếu là vật, thì vật đó phải tồn tại dưới hình thức chia được. Tức khi vật đó bị chia làm nhiều phần thì tính năng, công dụng, giá trị vẫn còn nguyên vẹn. Do đó, việc xác định vật có chia được hay không có vai trò vô cùng quan trọng. Pháp luật quy thực hiện nghĩa vụ có đối tượng là vật được chia theo phần nhằm, tạo điều kiện cho bên có nghĩa vụ có thể thuận lợi thực hiện nghĩa vụ của mình.
Nếu là công việc, thì công việc này cũng phải tồn tại ở tình trạng có thể thực hiện thành nhiều lần khác nhau, mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc đó. Khi đó, bên có nghĩa vụ có thể chia công việc thành nhiều lần khác nhau để thực hiện. Quy định, này phù hợp với tính chất của công việc, có những công việc nhất định phải thực hiện làm nhiều lần thì bên có nghĩa vụ mới có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình, và đem lại lợi ích cho bên có quyền.
Nếu đối tượng của quan hệ nghĩa vụ được xác định là vật, công việc có thể chia được thì bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ theo từng phần, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đây là nguyên tắc của pháp luật giúp xác định cách thức thực hiện nghĩa vụ của bên mang nghĩa vụ trước bên có quyền[1]. Việc chia nhỏ đối tượng thực hiện nghĩa vụ là quyền của bên mang nghĩa vụ, miễn rằng bên mang nghĩa vụ đảm bảo mang lại quyền, lợi ích cho bên có quyền. Do đó, họ có thể thực hiện nghĩa vụ chia theo phần nếu muốn. Pháp luật tôn trọng ý chí của các bên trong các quan hệ dân sự, vì vậy nếu các bên có thỏa thuận khác về việc thực hiện nghĩa vụ thì pháp luật cũng tôn trọng và bảo vệ. (Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ, 2017, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Công an nhân dân).
Điều 290. Thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần
1. Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện.
2. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338