Language:
Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 342)
30/08/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Khách thể của Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội  trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về sự an toàn, nguyên vẹn của con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 342 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt. Bất kì ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Họ có thể là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội  trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về sự an toàn, nguyên vẹn của con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

Đối tượng tác động là con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội bị chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ. Tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội bị chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ phải là các tài liệu có nội dung mà người phạm tội quan tâm. Ví dụ, tiêu hủy chứng từ nghiệm thu sản phẩm để trốn tránh trách nhiệm.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là do cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội biết hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng người phạm tội nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc không cần biết hậu quả của hành vi đó như thế nào.

Động cơ phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng việc xác định động cơ của người phạm tội là rất quan trọng, nếu hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc chống phá Nhà nước thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gián điệp.

Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức bao gồm 03 hành vi: chiếm đoạt, mua bán và tiêu hủy.

Chiếm đoạt con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội là hành vi dùng các thủ đoạn lén lút, gian dối, uy hiếp thể chất hoặc tinh thần đối với người quản lý con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác để lấy các tài liệu, giấy tờ đó hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác để lấy con dấu, tài liệu, giấy đó.

Mua bán con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội là hành vi dùng tiền hoặc tài sản để trao đổi với người có trách nhiệm quản lý con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội để có con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội để cất giữ, để bán lại cho người khác hoặc bán con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội mà mình quản lý, cất giữ cho người khác để lấy tiền hoặc tài sản.

Tiêu huỷ con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội là làm cho con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội không còn giá trị sử dụng được nữa. Hành vi tiêu huỷ được thể hiện bằng nhiều cách như: đốt cháy, xét nát, nghiền nát, dùng các hoá chất để huỷ hoại… Hành vi tiêu hủy con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức cũng tương tự với hành vi cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản.

Tuy nhiên không phải bất kì hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức nào cũng cấu thành tội phạm. Điều 342 Bộ luật Hình sự loại trừ trường hợp chiếm đoạt, mua bán tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác. Bởi với những hành đó, Bộ luật hình sự đã quy định tội phạm riêng tại Điều 337 và Điều 361 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Ngoài ra, dấu hiệu khách quan bắt buộc của cấu thành tội phạm này, đó là: tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức xã hội, nhưng không phải là tài liệu hoặc giấy tờ có nội dung bí mật Nhà nước hoặc bí mật công tác. 

Hình phạt:

- Khoản 1: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Khoản 2: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

- Khoản 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;

c) Để thực hiện hành vi trái pháp luật;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Con dấu của cơ quan tổ chức Tài liệu của cơ quan tổ chức Tội chiếm đoạt con dấu của cơ quan tổ chức Tội mua bán con dấu của cơ quan tổ chức Tội tiêu hủy con dấu của cơ quan tổ chức Tội chiếm đoạt tài liệu của cơ quan tổ chức Tội mua bán tài liệu của cơ quan tổ chức Tội tiêu hủy tài liệu của cơ quan tổ chức Chiếm đoạt trái phép con dấu của cơ quan tổ chức Mua bán trái phép con dấu của cơ quan tổ chức Tiêu hủy trái phép con dấu của cơ quan tổ chức Chiếm đoạt trái phép tài liệu của cơ quan tổ chức Mua bán trái phép tài liệu của cơ quan tổ chức tiêu hủy trái phép tài liệu của cơ quan tổ chức Tiêu hủy bí mật nhà nước Tiêu hủy bí mật công tác Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước Chiếm đoạt tài liệu bí mật công tác Tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước Tiêu hủy tài liệu bí mật công tác Điều 342 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư nhà đất Luật sư tư vấn đất đai Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699