Language:
Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù (Điều 387)
02/10/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù quy định tại Điều 387 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người đang bị giam, đang bị giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Khách thể của tội phạm:

Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đối tượng tác động của tội phạm này mà người phạm tội nhằm vào không phải là sự giám sát của các lực lượng bảo vệ, canh gác, dẫn giải, mà chính là người mà người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử. Thông qua những người này mà người phạm tội xâm phạm đến khách thể.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù thực hiện hành vi đánh tháo với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hậu quả người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù được đánh tháo khỏi cơ sở giam giữ, xét xử, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.

Mặt khách quan của tội phạm:

Người đang bị giữ là người đã có quyết định tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc người bị bắt theo lệnh truy nã, bị bắt do phạm tội quả tang hoặc bị bắt theo lệnh bắt khẩn cấp. Những người bị giữ theo quyết định hành chính, nếu bỏ trốn thì không phải là chủ thể của tội phạm này, kể cả trường hợp sau khi bị bắt lại họ bị áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, vì thời điểm họ bỏ trốn họ chưa bị áp dụng biện pháp tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Người đang bị dẫn giải là người đang bị giam, giữ nhưng đang bị dẫn giải từ nơi này đến nới khác (từ trại giam, tại tạm giam, nhà tạm giữ đến trại giam, tại tạm giam, nhà tạm giữ khác hoặc dẫn giải bị can, bị cáo đến phòng xử án để Toà án xét xử…); người bị bắt theo lệnh truy nã, bị bắt do phạm tội quả tang, bị bắt khẩn cấp đang bị dẫn giải về nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Người đang bị xét xử là bị cáo bị giam hoặc bị tạm giam nhưng đang bị Toà án xét xử tại phòng xử án đã lợi dụng sự thiếu cảnh giác của lực lượng canh giữ đã bỏ trốn khỏi phòng xử án. Đối với bị cáo không bị tạm giam hoặc bị giam (tại ngoại) đã đến phiên toà nhưng trong quá trình xét xử họ vắng mặt không có lý do thì không phải là chủ thể của tội phạm này.

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù. Hành vi đánh tháo có thể được thể hiện dưới một trong những hành vi sau đây:

Dùng vũ lực đánh tháo người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử là dùng sức mạnh vật chất tấn công người canh giữ hoặc người dẫn giải làm cho người canh giữ hoặc người dẫn giải mất khả năng kháng cự để giải thoát cho người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử. Hành vi dùng vũ lực này cũng giống như đối với hành vi dùng vũ lực trong các tội phạm khác như: đâm, chém, đấm, đá, bắn, đốt cháy, tạt axit, xịt hơi cay, hơi ngạt, dùng thuốc nổ phá trại giam hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người canh gác hoặc người dẫn giải. Hành vi dùng vũ lực của người phạm tội có thể làm cho người canh giữ hoặc người dẫn giải bị tê liệt, nhưng cũng có thể không làm cho người canh giữ hoặc người dẫn giải bị tê liệt.

Đe doạ dùng vũ lực để đánh tháo người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử là bằng hành động, lời nói hoặc bằng các thủ đoạn khác đối với người canh giữ hoặc người dẫn giải làm cho những người này sợ không làm hoặc làm không đầy đủ trách nhiệm canh giữ hoặc dẫn giải người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử để người phạm tội giải thoát cho người  đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử. Về phía người canh giữ hoặc dẫn giải vì sợ bị dùng vũ lực mà “đầu hàng” để người phạm tội giải thoát được người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử thì tuỳ trường hợp họ cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi tha trái pháp luật  người bị giam, giữ.

Dùng thủ đoạn khác để đánh tháo người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử là không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực nhưng vẫn đánh tháo được người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử như: gian dối, lén lút làm cho người canh giữ hoặc dẫn giải mất cảnh giác để người phạm tội giải thoát được người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử.

Tuy nhiên những trường hợp phạm tội này phải loại trừ trường hợp phạm tội chống phá cơ sở giam giữ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Hình sự. Cụ thể: Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá cơ sở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Hậu quả của tội  phạm không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm có hành vi khách quan xảy ra.

Hình phạt:

- Khoản 1. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

- Khoản 2. Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

- Khoản 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 387. Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù

1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;

d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Tội đánh tháo người bị bắt Tội đánh tháo người bị tạm giữ Tội đánh tháo người tạm giam Tội đánh tháo người người đang bị áp giải Tội đánh tháo người đang bị xét xử Tội đánh tháo người đang chấp hành án phạt tù Đánh tháo người bị buộc tội Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia Đánh tháo người bị kết án tử hình Điều 387 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699