Language:
Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử (Điều 386)
02/10/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử xâm phạm trực tiếp đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử quy định tại Điều 386 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Chủ thể của tội phạm này là cũng là chủ thể đặc biệt, chỉ những người đang bị giam, đang bị giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Khách thể của tội phạm:

Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử xâm phạm trực tiếp đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Đối tượng tác động của tội phạm này mà người phạm tội nhằm vào là sự giám sát của các lực lượng bảo vệ, canh gác, dẫn giải. Người phạm tội có thể lợi dụng sự mất cảnh giác của lực lượng bảo vệ, canh gác, dẫn giải để bỏ trốn, nhưng cũng có thể người phạm tội dùng những thủ đoạn khác như: mua chuộc, khống chế hoặc dùng vũ lực đối với lực lượng bảo vệ, cánh gác, dẫn giải để thực hiện được mục đích của họ là bỏ trốn.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội bỏ trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang bị xét xử thực hiện hành vi phạm tội của mình là do lỗi cố ý trực tiếp. Tức là biết rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra.

Mục đích chung của người phạm tội là trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật đối với hành vi phạm tội do mình thực hiện; người phạm tội có thể vì nhiều động cơ khác nhau như: bỏ trốn để về trả thù người đã tố cáo mình, bỏ trốn về thăm bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con; bỏ trốn để tiếp tục phạm tội khác; bỏ trốn để gặp lại đồng bọn giải quyết việc ăn chia không sòng phẳng; bỏ trốn để đòi nợ; bỏ trốn để thanh lý xong các hợp đồng kinh tế.

Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi bỏ trốn của người đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù.

Người đang bị giữ là người đã có quyết định tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc người bị bắt theo lệnh truy nã, bị bắt do phạm tội quả tang hoặc bị bắt theo lệnh bắt khẩn cấp. Những người bị giữ theo quyết định hành chính, nếu bỏ trốn thì không phải là chủ thể của tội phạm này, kể cả trường hợp sau khi bị bắt lại họ bị áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, vì thời điểm họ bỏ trốn họ chưa bị áp dụng biện pháp tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Người đang bị dẫn giải là người đang bị giam, giữ nhưng đang bị dẫn giải từ nơi này đến nới khác (từ trại giam, tại tạm giam, nhà tạm giữ đến trại giam, tại tạm giam, nhà tạm giữ khác hoặc dẫn giải bị can, bị cáo đến phòng xử án để Toà án xét xử…); người bị bắt theo lệnh truy nã, bị bắt do phạm tội quả tang, bị bắt khẩn cấp đang bị dẫn giải về nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Người đang bị xét xử là bị cáo bị giam hoặc bị tạm giam nhưng đang bị Toà án xét xử tại phòng xử án đã lợi dụng sự thiếu cảnh giác của lực lượng canh giữ đã bỏ trốn khỏi phòng xử án. Đối với bị cáo không bị tạm giam hoặc bị giam (tại ngoại) đã đến phiên toà nhưng trong quá trình xét xử họ vắng mặt không có lý do thì không phải là chủ thể của tội phạm này.

Người phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang bị xét xử thực hiện hành vi “bỏ trốn” với nhiều thủ đoạn khác nhau, có trường hợp công khai nhưng đa số là lén lút đối với người canh giữ hoặc người dẫn giải. Bỏ trốn là thoát khỏi sự quản lý của người canh giữ hoặc người dẫn giải.

Người đang bị giam trong các trại giam (trại cải tạo) bỏ trốn là trốn tránh việc chấp hành hình phạt tù. Hành vi bỏ trốn này có trường hợp được tổ chức chặt chẽ với quy mô lớn, kèm theo hành vi bỏ trốn có thể người phạm tội còn thực hiện các hành vi phạm tội khác như: chống người thi hành công vụ; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ; giết người; huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản…Những người đang chấp hành hình phạt tù trong các trại giam thường lợi dụng vào việc mất cảnh giác của cán bộ quản giáo trong khi lao động cải tạo để bỏ trốn, nhất là những nơi hẻo lánh, xa khu dân cư. Đây là điều kiện tuận lợi nhất để người đang chấp hành hình phạt tù bỏ trốn.

Người đang bị tạm giam, tạm giữ bỏ trốn là trốn tránh khỏi bị truy cứu trách nhiệm hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng đối với họ. Hành vi bỏ trốn này, người phạm tội chủ yếu lợi dụng việc được ra khỏi buồng giam, buồng tạm giữ như: trong khi đang bị hỏi cung, người phạm tội xin phép cán bộ điều tra đi đại tiện, tiểu tiện rồi bỏ trốn; giả vờ ốm để được đưa đi bệnh viện rồi bỏ trốn; lợi dụng được nằm điều trị tại bệnh viện rồi bỏ trốn; lợi dụng khi thực nghiệm điều tra để bỏ trốn.

Người đang bị dẫn giải bỏ trốn là trốn việc chấp hành hình phạt tù hoặc hình phạt tử hình, hoặc trốn sự truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi bỏ trốn này thường được thực hiện bằng thủ đoạn lợi dụng sự mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm của lực lượng dẫn giải hoặc người phạm tội dùng thủ đoạn mua chuộc, khống chế, dùng vũ lực đối với lực lượng dẫn giải để tẩu thoát.

Người đang bị xét xử bỏ trốn là lợi dụng lúc Toà án đang xét xử (xét xử sơ thẩm hoặc phúc tẩm) để bỏ trốn. Hành vi bỏ trốn tại phiên toà thường là của bị cáo bị giam hoặc bị tạm giam nhưng cũng có trường hợp những người bị giam hoặc bị tạm giam có mặt tại phiên toà chỉ là người làm chứng hoặc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án khác. Tại phiên toà do có nhiều người tam dự, bị cáo lại không bị khoá tay, nhất là lúc Hội đồng xét xử nghỉ giải lao hoặc trong thời gian nghị án, nên đã lợi dụng sự thiếu cảnh giác của lực lượng canh giữ hoặc mua chuộc người canh giữ để bỏ trốn.

Hậu quả của tội phạm này là người phạm tội thành công việc bỏ trốn. Tuy nhiên hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Dù người phạm tội có bỏ trốn thành công hay không thì tội phạm đã hoàn thành kể từ thời điểm có hành vi khách quan xảy ra.

Hình phạt:

- Khoản 1. Phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Khoản 2. Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Điều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử

1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Tội trốn khỏi nơi giam giữ Tội trốn khi đang bị áp giải Tội trốn khi đang bị xét xử Người đang bị tạm giữ mà bỏ trốn Người đang bị tạm giam mà bỏ trốn Người đang bị áp giải mà bỏ trốn Người đang bị xét xử mà bỏ trốn Người đang chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn Bỏ trốn Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải Điều 386 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699