Language:
Tử hình (Điều 40)
18/11/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về hình phạt "Tử hình" quy định tại Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo quy định về tội danh và hình phạt của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì có 18 tội phạm áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam bao gồm: Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108); Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); Tội gián điệp (Điều 110); Tội bạo loạn (Điều 112); Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113); Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); Tội giết người (Điều 123); Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248); Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); Tội khủng bố (Điều 299); Tội tham ô tài sản (Điều 353); Tội nhận hối lộ (Điều 354); Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421); Tội chống loài người (Điều 422); Tội phạm chiến tranh (Điều 423).

Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt. Tính chất đảm bảo của hình phạt này thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

Về nội dung cưỡng chế, tử hình là hình phạt có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất, nó tước bỏ quyền sống của người bị kết án. Khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, Nhà nước đã loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của họ trong xã hội vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội.

Về tác dụng, tử hình không phải là sự trả thù của Nhà nước, mặc dù nó đã thể hiện tối mức tối đa khả năng trừng trị người phạm tội. Hình phạt tử hình không đặt ra mục đích cải tạo và giáo dục bản thân người kết án, bởi vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng của hành vi phạm tội và những đặc điểm nhân thân của người phạm tội đã phủ nhận hoàn toàn khả năng thực hiện những mục đích đó. Mặc dù vậy, hình phạt tử hình vẫn có mục đích phòng ngừa riêng thê hiện sự loại bỏ hoàn toàn khả năng phạm tội mới từ phía người bị kết án. Đồng thời tử hình có tác dụng răn đe mạnh mẽ đối với những phần tử không vững vàng trong xã hội, ngăn ngừa họ bước vào con đường phạm tội, động viên khuyến khích quần chúng nhân dân tích cực đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Về phạm vi áp dụng, tử hình áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Thực tiễn xét xử cho thấy hình phạt tử hình chỉ được áp dụng trong những trường hợp phạm tội gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội… có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tình hình an ninh, trật tự xã hội, bị dư luận xã hội kịch liệt lên án và không có những tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra, tính chất đặc biệt của hình phạt tử hình còn thể hiện ở chế độ thi hành (do pháp luật tố tụng hình sự quy định).

Điểm mới hết sức cơ bản trong việc sửa đổi chế định hình phạt tử hình là việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. Cụ thể là:

(1) Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

(2) Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai; phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; người đủ 75 tuổi trở lên hình phạt tử hình; người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Quy định tại Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 thể hiện sâu sắc tính nhân đạo, dân chủ, ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta; chú ý đến những đặc điểm, sinh lý của người chưa thành niên và phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ, ảnh hưởng của những đặc điểm đó đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ thời điểm phạm tội.

Điều 40. Tử hình

1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

b) Người đủ 75 tuổi trở lên;

c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Tử hình Hình phạt tử hình Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia Nhóm tội xâm phạm tính mạng con người Nhóm tội phạm về ma túy Nhóm tội tham nhũng Đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình Người dưới 18 tuổi khi phạm tội Phụ nữ có thai Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Người đủ 75 tuổi trở lên Không thi hành án tử hình Người bị kết án Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản Người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ Chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản Tài sản tham ô nhận hối lộ Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng Phát hiện điều tra xử lý tội phạm Lập công lớn Người bị kết án tử hình được ân giảm Hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699