Language:
Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (Điều 157)
05/04/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

 

Việc xác định đúng thời hiệu khởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động giải quyết tranh chấp của Tòa án. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 

Pháp luật cũng quy định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện gồm: Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện không thể khởi kiện phạm vi thời hiệu; Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế theo quy định.

 

Theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là một trong 03 trường hợp sau đây: 

 

Thứ nhất, bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.

 

Thứ hai, bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.

 

Thứ ba, các bên đã tự hòa giải với nhau. Thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện nêu trên.

 

Khi hết thời hiệu khởi kiện thì Tòa án sẽ không thụ lý mà trả lại đơn khởi kiện bởi vì chưa đủ điều kiện khởi kiện là hết thời hiệu khởi kiện, theo quy định tại khoản 1, Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

 

Thực tiễn giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án vẫn còn quan điểm khác nhau, theo quy định thẩm phán phải giải thích về quyền và nghĩa vụ cho các bên; nếu thẩm phán không giải thích cho đương sự biết việc đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu, nếu biết thời hiệu khởi kiện đã hết, bởi áp dụng quy định về thời hiệu trong một số trường hợp khi thời hiệu đã hết, thì sẽ dẫn tới hậu quả pháp lý hoàn toàn khác nhau. Nếu thẩm phán giải thích mà đương sự yêu cầu thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu thẩm phán không giải thích và đương sự không biết được quyền yêu cầu áp dụng quy định về thời hiệu thì Tòa án sẽ giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

 

Theo quy định tại khoản 1 và Điểm a khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải quy định thẩm phán phổ biên cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm và các quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết vụ án. Vì thế, thẩm phán phải giải thích cho đương sự biết quyền được yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu.

 

Điều 157. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

c) Các bên đã tự hòa giải với nhau.

2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338