Language:

Thời hiệu

Thời hiệu (Điều 149)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại khoản 1, Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Các loại thời hiệu (Điều 150)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu được phân biệt làm ba loại: Thời hiệu hưởng quyền dân sự, Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và Thời hiệu khởi kiện, Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Cách tính thời hiệu (Điều 151)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự (Điều 153)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện (Điều 155)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chỉ có 04 trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự (Điều 156)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, để người khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự biết được quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự Điều 156 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (Điều 157)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là một trong 03 trường hợp sau đây: Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; các bên đã tự hòa giải với nhau. Thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện nêu trên.
Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án (Điều 61)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 61 Bộ luật Hình sự năm 2015 xác định những trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án. Theo đó, các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Chương XIII, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh được quy định tại Chương XXVI Bộ luật Hình sự.
Thời hiệu thi hành bản án (Điều 60)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người phạm tội cũng như đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Dưới đây luật sư của chúng tôi phân tích quy định về "Thời hiệu thi hành bản án" tại Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng (Điều 429)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện về hợp đồng. Theo đó, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.
Thời hạn trong tố tụng dân sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thời hạn trong tố tụng dân sự. Thời hạn tố tụng là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện hành vi tố tụng do Bộ luật này quy định. Thời hạn tố tụng có thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra. Cách tính thời hạn tố tụng, quy định về thời hạn tố tụng, thời điểm bắt đầu, kết thúc thời hạn tố tụng trong Bộ luật này được áp dụng theo các quy định tương ứng của Bộ luật dân sự. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Thời hiệu đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (Điều 671)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 671 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự đó. Để xác định thời hiệu của một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trước hết, phải xác định được quan hệ đó đang được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật nào, cụ thể tại: khoản 1 Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, theo đó việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Như vậy tài sản tồn tại tại quốc gia nào, thì việc xác lập, thực hiện, thay đổi quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được thực hiện theo quy định pháp luật của quốc gia đó; đồng thời thời hiệu đối với việc xác lập, thực hiện, thay đổi quyền cũng sẽ được xác định theo quy định của quốc gia có tài sản.
Bộ luật Dân sự năm 2005
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005. Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.