Language:

Thời hiệu khởi kiện

Các loại thời hiệu (Điều 150)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu được phân biệt làm ba loại: Thời hiệu hưởng quyền dân sự, Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và Thời hiệu khởi kiện, Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Cách tính thời hiệu (Điều 151)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện (Điều 155)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chỉ có 04 trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự (Điều 156)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, để người khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự biết được quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự Điều 156 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (Điều 157)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là một trong 03 trường hợp sau đây: Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; các bên đã tự hòa giải với nhau. Thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện nêu trên.
Quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong một số trường hợp
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại khoản 1 Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Án lệ số 44/202l/AL về việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố
Án lệ số 44/202l/AL về việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phản tố được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2021 và được công bố theo Quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Quyết định giám đốc thẩm số 10/2021/KDTM-GĐT ngày 14/9/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng tư vấn thiết kế” tại Hà Nội, giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần H với bị đơn là Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng P.
Án lệ số 63/2023/AL về xem xét quyết định hành chính có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện
Án lệ số 63/2023/AL về xem xét quyết định hành chính có liên quan đến hành vi hành chính bị khiếu kiện được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 và được công bố theo Quyết định số 39/QĐ-CA ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Từ ngày 01-01-2017, áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất được thực hiện thế nào?
Vướng mắc: Từ ngày 01/01/2017, việc áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Đối với tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất thì áp dụng thời hiệu theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015. Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) thì theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015 không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Đối với các loại hợp đồng thuê nhà, thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản của các cá nhân, tập thể với nhau, thì có áp dụng thời hiệu khởi kiện tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 không?
Vướng mắc: Đối với các loại hợp đồng dân sự như hợp đồng thuê nhà, thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản của các cá nhân, tập thể với nhau (không phải là hợp đồng tín dụng) thì có áp dụng thời hiệu khởi kiện như quy định tại Điều 429 của Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/08/2021 của Tòa án Nhân dân Tối cao giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.
Chấm dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ (Điều 381)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 381 Bộ luật Dân sự quy định việc chấm dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ. Theo đó, khi thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết thì nghĩa vụ chấm dứt. Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng (Điều 429)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện về hợp đồng. Theo đó, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 588)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Theo đó, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Hướng dẫn trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính hướng dẫn trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 và hướng dẫn tại điểm 4 phần III Giải đáp số 01/2017 ngày 07-4-2017 của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề nghiệp vụ. Theo đó, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.