Language:

Bình luận Luật Dân sự

Thực hiện nghĩa vụ liên đới (Điều 288)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 288 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ liên đới. Theo đó, nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ; trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.

Thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ (Điều 287)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 287 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ. Theo đó, khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.

Thực hiện nghĩa vụ thay thế được (Điều 286)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 286 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ thay thế được. Theo đó, nghĩa vụ thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền chấp nhận để thay thế nghĩa vụ đó.

Thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn (Điều 285)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 285 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn. Theo đó, nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tùy ý lựa chọn, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn cho bên có quyền.

Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện (Điều 284)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 284 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ có điều kiện. Theo đó, trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Trường hợp điều kiện không xảy ra hoặc xảy ra do có sự tác động của một bên thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 120 Bộ luật Dân sự.

Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba (Điều 283)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 283 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba. Theo đó, khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ (Điều 282)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 282 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ. Theo đó, nghĩa vụ được thực hiện theo định kỳ theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ.

Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Điều 281)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 281 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc. Theo đó, nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó; Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.