Language:

Bình luận Luật Dân sự

Chấm dứt quyền bề mặt (Điều 272)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tại Điều 272 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền chấm dứt quyền bề mặt. Theo đó, quyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp: Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết; Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một; Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình; Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật Đất đai; Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.

Nội dung của quyền bề mặt (Điều 271)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thời hạn của quyền bề mặt (Điều 270)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 270 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hạn của quyền bề mặt. Theo đó, thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất. Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.

Hiệu lực của quyền bề mặt (Điều 269)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 269 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hiệu lực của quyền bề mặt. Theo đó, quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Căn cứ xác lập quyền bề mặt (Điều 268)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, quyền bề mặt là một quyền phái sinh từ quyền khác đối với tài sản của chủ thể không phải chủ sở hữu của tài sản. Tại Điều 268 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định căn cứ xác lập quyền bề mặt. Theo đó, quyền bề mặt được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.

Quyền bề mặt (Điều 267)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 267 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về quyền bề mặt. Theo đó, quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.

Hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng (Điều 266)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 266 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng. Theo đó, tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Chấm dứt quyền hưởng dụng (Điều 265)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 265 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc chấm dứt quyền hưởng dụng. Theo đó, quyền hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp: Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết; Theo thỏa thuận của các bên; Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng; Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định; Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn; Theo quyết định của Tòa án; Căn cứ khác theo quy định của luật.