Language:

Bình luận Luật Dân sự

Thời hạn (Điều 144)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện (Điều 143)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, vượt quá phạm vi đại diện được hiểu là việc người có quyền đại diện đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá giới hạn được xác định trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền, điều lệ của pháp nhân, nội dung ủy quyền hoặc quy định khác của pháp luật.

Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện (Điều 142)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện là giao dịch dân sự không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp.

Phạm vi đại diện (Điều 141)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, về nguyên tắc việc xác định phạm vi thẩm quyền đại diện có vai trò quan trọng; người đại diện xác lập hay thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người được đại diện. Trường hợp nếu không có thẩm quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện thì về nguyên tắc người đại diện phải tự chịu trách nhiệm

Thời hạn đại diện (Điều 140)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, thời hạn đại diện, đại diện theo pháp luật được xác định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo pháp luật như trên, thì thời hạn đại diện được xác định theo khoản 2 Điều 140 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện (Điều 139)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, hậu quả pháp lý của hành vi đại diện là giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện; người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện; Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

Đại diện theo ủy quyền (Điều 138)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định pháp luật dân sự, cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác.

Đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Điều 137)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định pháp luật người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định.