Language:

Bình luận Luật Dân sự

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, là trường hợp bản thân của chủ thể - người xác lập giao dịch dân sự có năng lực pháp luật dân sự nhưng do những nguyên nhân khác nhau mà đúng vào thời điểm xác lập giao dịch dân sự thì họ lại không nhận thức được hành vi của mình.

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép là một trong những trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do không đáp ứng điều kiện về ý chí tự nguyện của chủ thể xác lập giao dịch dân sự, được quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, nhầm lẫn là điều kiện để giao dịch vô hiệu, giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn có thể bị tòa án tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của bên bị nhầm lẫn hoặc theo yêu cầu của các bên trong trường hợp các bên đều nhầm lẫn.

Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập (Điều 125)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124)

Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, giao dịch dân sự do giả tạo là giao dịch được xác lập nhằm che dấu giao dịch có thật khác. Trong giao dịch giả tạo các chủ thể không có ý định xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau, trích Từ điển Luật học.

Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội là trường hợp giao dịch dân sự không có hiệu lực, tức giao dịch không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao dịch do có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội.

Giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 122)

Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, giao dịch dân sự vô hiệu là những giao dịch bằng hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định khác theo quy định tại Điều 117, Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Giải thích giao dịch dân sự (Điều 121)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, việc giải thích nội dung hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 404 Bộ luật Dân sự, việc giải thích nội dung của di chúc được thực hiện theo quy định tại điều 648 Bộ luật Dân sự.