Language:

Bình luận Luật Dân sự

Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 160)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo quy định tại Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan quy định.

Quyền khác đối với tài sản (Điều 159)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 159 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng; quyền bề mặt.

Quyền sở hữu (Điều 158)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (Điều 157)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là một trong 03 trường hợp sau đây: Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; các bên đã tự hòa giải với nhau. Thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện nêu trên.

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự (Điều 156)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, để người khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự biết được quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự Điều 156 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Không áp dụng thời hiệu khởi kiện (Điều 155)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chỉ có 04 trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự (Điều 154)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự (Điều 153)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.