Language:
Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện (Điều 142)
23/03/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

 

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, đôi khi hợp đồng dân sự lại được xác lập bởi người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người đại diện tức là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trong trường hợp cá nhân, pháp nhân đó không có hoặc không đủ điều kiện để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự thì có thể thông qua cá nhân, pháp nhân khác xác lập và thực hiện giao dịch.

 

Phân tích:

 

Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện là giao dịch dân sự không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp:

 

Thứ nhất, người được đại diện đã công nhận giao dịch.

 

Thứ hai, người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý.

 

Thứ ba, người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

 

Do đó, giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ các trường hợp người được đại diện công nhận, biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện. Tuy nhiên, người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

 

Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu người giao dịch và người không có quyền đại diện cố ý xác lập giao dịch dân sự gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu tránh nhiệm liên đới về bồi thường thiệt hại.

 

Các giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người có giao dịch được thực hiện trừ khi người này chấp nhận giao dịch đó hoặc không phản đối khi đã biết hay có lỗi làm cho người đã chấp nhận xác lập, thực hiện giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

 

Nếu giao dịch không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người có giao dịch được xác lập thì người đã xác lập giao dịch phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, đồng thời người đã giao dịch có quyền đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ giao dịch đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ khi người này đã biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

 

Nếu giao dịch không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người có giao dịch được xác lập mà gây thiệt hại cho người này thì người xác lập giao dịch và người đã giao dịch phải liên đới bồi thường cho người có giao dịch được xác lập nếu họ đều cố ý xác lập, thực hiện giao dịch đó.

 

Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

 

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338