Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Về nguyên tắc việc xác định phạm vi thẩm quyền đại diện có ý nghĩa quan trọng; người đại diện xác lập hay thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người được đại diện. Trường hợp nếu không có thẩm quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện thì về nguyên tắc người đại diện phải tự chịu trách nhiệm
Phân tích:
Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự năm 2015 về căn cứ xác lập quyền đại diện, thì Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đ ây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Bộ luật Dân sự năm 2015 đều quy định căn cứ để xác lập quan hệ đại diện là theo ủy quyền hoặc theo pháp luật, quy định rõ về đại diện theo pháp luật bao gồm: Đại diện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Đại diện theo điều lệ của pháp nhân và các trường hợp đại diện theo pháp luật khác.
Thẩm quyền đại diện của những người dại diện theo pháp luật được pháp luật quy định hoặc thể hiện trong quyết định cử người đại diện của cơ quan được nhà nước có thẩm quyền. Còn phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo uỷ quyền được xác định trong chính văn bản uỷ quyền. Người đại diện theo uỷ quyền chỉ được thục hiện hành vi pháp lý trong khuôn khổ văn bản uỷ quyền quy đinh.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Điều lệ của pháp nhân; Nội dung ủy quyền; Quy định khác của pháp luật. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 141 thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Như vậy, người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi như:
Thứ nhất, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tùy vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà người đại diện thực hiện hành vi đại đại diện trong phạm vi mà pháp luật cho phép;
Thứ hai, theo điều lệ pháp nhân. Pháp nhân ghi nhận phạm vi của đại diện trong điều lệ công ty, theo đó người đại diện chỉ được thực hiện những giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện mà điều lệ đã quy định;
Thứ ba, theo nội dung ủy quyền. Đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền, phạm vi đại diện được các bên thỏa thuận và ghi nhận trong văn bản ủy quyền. Người đại diện chỉ được thực hiện hành vi pháp lý trong khuôn khổ mà văn bản ủy quyền đã quy định;
Thứ tư, trường hợp không xác định được phạm vi đại diện. Khi đó người đại diện được thực hiện mọi giao dịch vì lợi ích của người được đại diện. Trường hợp này xảy ra khi ngươi đại diện là người đại diện theo pháp luật của người được đại diện, như: cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên…
Thứ năm, một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó. Quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người được đại diện, tránh trường hợp người đại diện thực hiện hành vi đại diện vì lợi ích của mình, gây bất lợi cho người được đại diện.
Thứ sáu, người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về thẩm quyền đại diện củ mình. Mục đích của quy định này là bảo vệ quyền lợi cho bên thứ ba trong giao dịch, trong trường hợp bên đại diện tham gia xác, thực hiện giao dịch không đúng thẩm quyền, giao dịch đó có thể bị vô hiệu, gây thiệt hại cho người thứ ba.
Trong khi đó, tại Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rất rõ căn cứ để xác định phạm vi ủy quyền tương ứng với từng hình thức đại diện. Đối với đại diện theo pháp luật, phạm vi ủy quyền được xác định căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc xác định theo điều lệ của pháp nhân; đối với đại diện theo ủy quyền, phạm vi ủy quyền xác định căn cứ vào nội dung ủy quyền.
Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338