Language:
Các biện pháp tư pháp (Điều 46)
17/11/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Biện pháp tư pháp là biện pháp có tính cưỡng chế do Bộ luật hình sự quy định, được áp dụng đối với người phạm tội hoặc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có năng lực trách nhiệm hình sự. Biện pháp tư pháp có tác dụng hỗ trợ thay thế hình phạt hoặc là biện pháp có tính chất phòng ngừa, ngăn ngừa hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể tiếp tục xảy ra. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Các biện pháp tư pháp" quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Biện pháp tư pháp được phân chia thành 02 nhóm là biện pháp tư pháp đối với người phạm tội và biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Bên cạnh các biện pháp tư pháp này, Bộ luật Hình sự còn quy định biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người phạm tội dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Điều 96. Việc quy định và áp dụng các biện pháp tư pháp nhằm mục đích giáo dục hoặc để loại bỏ điều kiện phạm tội, ngăn ngừa hành vi nguy hiểm cho xã hội. Các biện pháp tư pháp không được quy định cho từng loại tội phạm cụ thể như hình phạt mà nó có thể được áp dụng đồng bộ với hình phạt hoặc áp dụng cùng hình phạt bổ sung, nhưng cũng có thể áp dụng độc lập, không phụ thuộc vào hình phạt. Người hoặc pháp nhân bị kết án có thể phải chịu một hoặc nhiều các biện pháp tư pháp khác nhau nhưng phải theo đúng thủ tục, trình tự được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì biện pháp tư pháp có 03 đặc điểm như sau:

(1) Chủ thể thực hiện các biện pháp tư pháp là Cơ quan tiến hành tố tụng, các biện pháp tư pháp là các biện pháp có tính cưỡng chế nên chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền áp dụng mà không phải bất kì cơ quan, cá nhân, tổ chức nào có thể tùy tiện áp dụng.

(2) Đối tượng áp dụng gồm người phạm tội, người có hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.

(3) Mục đích của các biện pháp tư pháp là hỗ trợ thay thế hình phạt hoặc là biện pháp có tính chất phòng ngừa, ngăn ngừa hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể tiếp tục xảy ra. Ngoài ra các biện pháp tư pháp còn có mục đích giáo dục, cải tạo người, pháp nhân thương mại phạm tội.

Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định dưới dạng liệt kê các biện pháp tư pháp, trong đó có 03 biện pháp tư pháp đối với người phạm tội và 04 biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Cụ thể:

* Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 2015 bao gồm: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; Bắt buộc chữa bệnh.

* Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 2015 bao gồm: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; Khôi phục lại tình trạng ban đầu; Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Như vậy, có thể thấy việc áp dụng các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội có khả năng tác động hỗ trợ cho hình phạt và trong nhiều trường hợp còn có thể thay thế hình phạt để giáo dục, cải tạo người, pháp nhân thương mại phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Đối với những trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, hoặc người trước khi bị kết án hoặc trong khi chấp hành hình phạt mà mất năng lực đó do mắc bệnh thì việc áp dụng biện pháp tư pháp như bắt buộc chữa bệnh có vai trò điều trị cho người bị áp dụng, tạo điều kiện cho việc tái hòa nhập xã hội của họ. Như vậy, biện pháp tư pháp không chỉ mang tính nhân đạo mà còn là biện pháp phòng ngừa hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Việc quy định song song hai hệ thống biện pháp cưỡng chế hình sự (hình phạt và biện pháp tư pháp) trong luật hình sự Việt Nam còn thể hiện sự cưỡng chế của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách triệt để, qua đó chỉ rõ, hình phạt không phải là phương tiện duy nhất trong phòng, chống tội phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải biết vận dụng, áp dụng đồng bộ cả hai biện pháp này thì khả năng phòng ngừa tội phạm mới có hiệu quả.

Điều 46. Các biện pháp tư pháp

1. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Bắt buộc chữa bệnh.

2. Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội bao gồm:

a) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

b) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;

c) Khôi phục lại tình trạng ban đầu;

d) Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Các biện pháp tư pháp Biện pháp tư pháp tư pháp Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội Người phạm tội pháp nhân thương mại phạm tội Tịch thu vật tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm Trả lại tài sản sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại Buộc công khai xin lỗi Bắt buộc chữa bệnh Khôi phục lại tình trạng ban đầu Thực hiện biện pháp nhằm khắc phục ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra Điều 46 Bộ luật hình sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699