Language:

Người phạm tội

Tội không tố giác tội phạm (Điều 390)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội không tố giác tội phạm xâm phạm trực tiếp đến hoạt động của cơ quan tố tụng, đến hoạt động, đến công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, có thể gây ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Miễn hình phạt (Điều 59)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định pháp luật, miễn hình phạt được hiểu là không buộc một người phải chịu trách nhiệm hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện. Hình phạt là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước không chỉ có mục đích trừng trị mà còn nhằm giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt là hậu quả pháp lý của tội phạm.
Các biện pháp tư pháp (Điều 46)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, biện pháp tư pháp là biện pháp có tính cưỡng chế do Bộ luật hình sự quy định, được áp dụng đối với người phạm tội hoặc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có năng lực trách nhiệm hình sự. Biện pháp tư pháp có tác dụng hỗ trợ thay thế hình phạt hoặc là biện pháp có tính chất phòng ngừa, ngăn ngừa hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể tiếp tục xảy ra. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Các biện pháp tư pháp" quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các hình phạt đối với người phạm tội (Điều 32)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hệ thống hình phạt là các hình phạt do Nhà nước Việt Nam quy định trong Bộ luật Hình sự, được sắp xếp theo một trật tự nhất định dựa trên cơ sở tính chất nghiêm khắc của mỗi loại hình phạt. Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hệ thống hình phạt trong Bộ luật Hình sự bao gồm các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về hệ thống "Các hình phạt đối với người phạm tội" quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Mục đích của hình phạt (Điều 31)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Mục đích của hình phạt" quy định tại Điều 31 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Khái niệm hình phạt (Điều 30)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Khái niệm hình phạt" quy định tại Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, miễn trách nhiệm hình sự thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với hành vi do người phạm tội thực hiện. Đồng thời qua đó nhằm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Do đó, giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự và áp dụng đúng đắn các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở pháp lý tốt cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội" tại Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Phạm tội chưa đạt (Điều 15)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Phạm tội chưa đạt" tại Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nguyên tắc xử lý (Điều 3)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nguyên tắc xử lý trong pháp luật Hình sự được cụ thể hóa tại Điều 3 Bộ luật hình sự. Nội dung các điều luật cụ thể hóa một số nguyên tắc trong Luật Hình sự như nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm, bình đẳng, nhân đạo. Hay nói cách khác khi áp dụng Bộ Luật Hình sự để xử lý người phạm tội, đòi hỏi người áp dụng quán triệt những quan điểm, tư tưởng đã được ghi nhận xuyên suốt. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Nguyên tắc xử lý" người phạm tội và pháp nhân phạm tội quy định tại Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cơ sở của trách nhiệm hình sự (Điều 2)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Cơ sở của trách nhiệm hình sự" quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Thế nào là “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được quy định tại điểm s, khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án Nhân dân Tối cao thì “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra.