Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Tại Điều 182 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hình thức chiếm hữu liên tục. Cụ thể, chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật Dân sự.
Tính liên tục của chiếm hữu được ghi nhận bao gồm 02 điều kiện theo quy định gồm:
(1) Việc chiếm hữu được chủ thể chiếm hữu này thực hiện và diễn ra trong một khoảng thời gian xác định theo như quy định của pháp luật hiện hành.
(2) không có tranh chấp về quyền đối với tài sản hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật tại Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Việc chiếm hữu của chủ thể chiếm hữu liên tục không bị gián đoạn trong quá trình chiếm hữu của chủ thể thì đồng thời không xảy ra các tranh chấp về các quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự đó là các quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng… đối với những tài sản, hoặc nếu có các loại tranh chấp này thì chưa được giải quyết tại tòa án hoặc cơ quan nước có thẩm quyền bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
Điều kiện của chiếm hữu liên tục được quy định trong Bộ luật Dân sự là việc mà chủ thể chiếm hữu trong một quãng thời gian mà không có tranh chấp. Một điều kiện mà không thể không nhắc đến trong chiếm hữu liên tục thì điều kiện đối với người chiếm hữu liên tục không được suy đoán là người chiếm hữu ngay tình. Do đó, việc xác định một người chiếm hữu tài sản liên tục có phải là chủ thể có quyền chiếm hữu hay không được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 182. Chiếm hữu liên tục
1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.
2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338