Khi một người biệt tích đã 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người bị mất tích. Nếu không xác định được ngày đó, thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo. Nếu không xác định ngày, tháng thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo.
Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích là để đảm bảo quyền, lợi ích về tài sản, nhân thân và các quan hệ pháp luật của cá nhân mất tích, của chủ thể có liên quan khác. Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó" tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật Dân sự năm 2015. Để xác thực thông tin có thể thông qua những trường hợp như người bị tuyên bố mất tích đó viết thư, gửi ảnh hoặc gọi điện về cho gia đình, có người cung cấp chính xác thông tin của người bị tuyên bố mất tích cho gia đình hoặc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Đây là quy định cần thiết về mặt pháp lý để bảo đảm quyền lợi của người bị tuyên bố mất tích về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của người đó khi người đó trở về. Cơ quan có thẩm quyên tiếp nhận đơn yêu cầu và ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố quyết định cá nhân mất tích chính là Toà án ra quyết định tuyên bố cá nhân mất tích này.
Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó. Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật Dân sự tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Về quan hệ hôn nhân: Quan hệ hôn nhân của người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là còn sống trong quan hệ với vợ hoặc chồng được quy định tại khoản 3 Điều 70 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đỏ còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Có nghĩa là nếu chưa ly hôn thi quan hệ hôn nhân vẫn tiếp tục. Nếu đã ly hôn, khi người mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là còn sống thì vợ hoặc chồng của người này dù có kết hôn với người khác hay không thì quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực, quan hệ hôn nhân giữa hai người đã chấm dứt trên cơ sở quyết định ly hôn đã có hiệu lực của Toà án.
Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Đây là nội dung lần đầu tiên được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự. Quy định này bổ sung nhằm hoàn thiện thủ tục pháp lý và nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người được hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích.
Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích phải được thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích. Điều này giúp duy trì sự minh bạch và đảm bảo rằng thông tin về tình trạng hủy bỏ tuyên bố mất tích được ghi chép một cách chính xác theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Điều 70. Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích
1. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.
2. Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
3. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.
4. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338