Language:
Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại (Điều 362)
30/09/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Tại Điều 362 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Theo đó, bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình.

Theo quy định pháp luật, cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Theo đó, khi xác lập bất kỳ giao dịch dân sự nào các bên đều hướng tới lợi ích của mình, tuy nhiên không thể vì vậy mà bỏ qua lợi ích chung của cả hai bên. Khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ mà gây thiệt hại, nhưng bên có quyền vẫn có khả năng khắc phục thiệt hại đó, thì phải thực hiện áp dụng các biện pháp đó. Bên có quyền không thể vì lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích của bên còn lại.

Quy định này cũng nhằm phòng ngừa trường hợp bên có quyền cố ý để bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho mình nhằm vu lợi cá nhân. Bên cạnh đó, việc gây thiệt hại trong nhiều trường hợp không phải do ý chí chủ quan của bên có nghĩa vụ, vì vậy, việc bên có quyền áp dụng biện pháp để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại phần nào bảo vệ được lợi ích của cả bên mang nghĩa vụ. 

Để xác định xem bên có quyền có cơ hội để áp dụng biện pháp ngăn chặn, hạn chế thiệt hại hay không là rất rộng, khó xác định và phải tùy vào từng trường hợp cụ thể, vậy nên, pháp luật có quy định một số trường hợp bên có quyền phải chịu trách nhiệm do không áp dụng biện pháp cần thiết, hợp lý để hạn chế, ngăn chặn thiệt hại mặc dù có đủ điều kiện để làm điều đó.

Đây là nghĩa vụ mà bên có quyền bắt buộc phải thực hiện, nếu không thực hiện thì bị xem là đã vi phạm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Theo đó, trách nhiệm mà bên có quyền phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ là tự mình chịu thiệt hại mà không có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, không những thế bên có quyền còn có thể phải bồi thường cho người khác nếu hành vi vi phạm của mình gây thiệt hại cho người khác.

Ở một số trường hợp cụ thể Bộ luật dân sự đã ghi nhận những hậu quả mà bên có quyền trong trường hợp này phải gánh chịu, ví dụ tại khoản 2 Điều 449 Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành có quy định "bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Hoặc khoản 4 Điều 585 Bộ luật Dân sự quy định: “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra". Bên cạnh đó khoản 5 cũng quy định: “Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý đế ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình".

Như vậy, nếu bên có nghĩa vụ gây thiệt hại thì bên có quyền cũng phải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình. Quy định này góp phần nâng cao trách nhiệm của bên có quyền trong việc giảm thiểu thiệt hại vì thực tế có nhiều trường hợp dù có thể ngăn cản thiệt hại nhưng bên có quyền để mặc thiệt hại xảy ra vì theo nguyên tắc chung bên có nghĩa vụ gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 362. Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại

Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Nghĩa vụ ngăn chặn hạn chế thiệt hại Thiệt hại xảy ra Hạn chế thiệt hại xảy ra Nghĩa vụ ngăn chặn thiệt hại xảy ra Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại xảy ra Áp dụng các biện pháp cần thiết để thiệt hại không xảy ra Áp dụng các biện pháp hợp lý để thiệt hại không xảy ra Áp dụng các biện pháp cần thiết để để hạn chế thiệt hại cho mình Áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế thiệt hại cho mình Điều 362 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699