Language:

cố ý gây thương tích

Hành vi đánh đập nhân viên của chủ quán lẩu ở quận Đống Đa sẽ bị xử lý ra sao?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc các tổn thương cơ thể khác.
Cháu bé 17 tháng tuổi bị người trông giữ đánh đập dẫn đến tử vong. Hành vi sẽ bị xử lý ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, việc cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 7 (TP. HCM) đã ra quyết định bắt khẩn cấp Nguyễn Ngọc P (31 tuổi, quê Bình Phước) để điều tra liên quan đến vụ việc cháu bé 17 tháng tuổi tử vong là có căn cứ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây ra tổn hại sức khỏe cho người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là bất kì người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136)
Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, được hiểu là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của bản thân hoặc của người khác khi việc chống trả rõ ràng là quá sức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mục đích nguy hiểm của hành vi xâm hại mà nạn nhân đang thực hiện.
Cán bộ công an và 2 bảo vệ dân phố bị chém, trách nhiệm pháp lý?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, hành vi của đối tượng là cực kỳ hung hãn, với hành vi dùng dao tấn công nhiều người đang thực hiện công vụ một lúc, chắc chắn tội danh và hình phạt dành cho đối tượng sẽ hết sức nghiêm khắc.
Xảy ra chạm giao thông cần ứng xử ra sao cho đúng?
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, hiện tượng dùng vũ lực giải quyết va chạm giao thông thể hiện “văn hóa tham gia giao thông” của một bộ phận người dân rất đáng báo động. Thay vì giải quyết mâu thuẫn va chạm bằng cách giải quyết nhẹ nhàng hoặc gọi cho cơ quan chức năng, thì họ chọn phương thức giải quyết “tự xử”, kiểu giải quyết mâu thuẫn mang tính cực đoan này có thể dẫn tới hậu quả đau lòng là các vụ án hình sự như: Giết người, Cố ý gây thương tích, Gây rối trật tự công cộng… Vì thế người dân cần hết sức bình tĩnh giải quyết mâu thuẫn khi va chạm giao thông, thượng tôn pháp luật không vi phạm các quy định pháp luật khi tham gia giao thông, các quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông, nâng cao ý thức và đảm bảo văn hóa khi tham gia giao thông.