Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, tội phạm là người chưa thành niên (hay còn gọi là người dưới 18 tuổi phạm tội) là một trong những nhóm tội phạm được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam tội phạm là người dưới 18 tuổi được pháp luật quy định thành một nhóm đối tượng riêng, có chính sách đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bởi tính chất đặc thù của nhóm tội phạm này. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh với tội phạm là người dưới 18 tuổi là khoan hồng, nhân đạo, chú trọng các giải pháp phòng ngừa, tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội hối lỗi, sửa sai, làm lại cuộc đời. Với đặc điểm về tâm sinh lý, về nhận thức, về kĩ năng sống, về phát triển và hình thành nhân cách của người dưới 18 tuổi thì nhóm người này dễ mắc sai lầm, trong những sai lầm đó thì có một phần trách nhiệm của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.
Người chưa thành niên phạm tội
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp được quy định tại chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nhưng tội phạm này vẫn là tội xâm phạm đối với người chưa thành niên, nhưng không phải xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người chưa thành niên mà xâm phạm đến chính sách của Nhà nước về việc bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 2015, đây là biện pháp do Tòa án áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. Tại khoản 1 Điều 430 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 cũng quy định khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường trong thời hạn từ 01 năm đến 02 năm.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Tuổi chịu trách nhiệm hình sự" tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 37/2018/NĐ-CP thi hành biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Nghị định này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; quyền và nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục; trách nhiệm của gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; trách nhiệm của các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục. Nghị định này áp dụng đối với người được giám sát, giáo dục, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. Thông tư liên tịch này quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi. Việc xét xử vụ án có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp “khiển trách” đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao? Tại Điều 426 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định thẩm quyền áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Theo đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục sau đây đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự: Khiển trách; Hòa giải tại cộng đồng; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao? Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ như: Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại; Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 Bộ luật Hình sự. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền ấn định thời điểm xin lỗi, thời gian thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a khoản 3 Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 2015 và nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này từ 03 tháng đến 01 năm.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thế nào? Tại Điều 429 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Theo đó, khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ luật Hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao? Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 430 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Theo đó, khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng với người chưa thành niên phạm tội? Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định “Biện pháp xử lý chuyển hướng” là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 và khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên. Tại Điều 34 Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định mục đích xử lý chuyển hướng nhằm: Xử lý kịp thời và hiệu quả đối với người chưa thành niên; Giúp người chưa thành niên thay đổi nhận thức, nhận biết, sửa chữa sai lầm đã gây ra, tự rèn luyện khắc phục, ngăn ngừa nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội; Đẩy mạnh việc hòa giải giữa người chưa thành niên và bị hại bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội của người chưa thành niên; Nâng cao trách nhiệm của gia đình và cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động xử lý chuyển hướng; Hạn chế tác động tiêu cực của thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên; Ngăn ngừa người chưa thành niên phạm tội mới, tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích các biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng với người chưa thành niên phạm tội. Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định “Biện pháp xử lý chuyển hướng” là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 và khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên. Cụ thể các biện pháp xử lý chuyển hướng áp dụng với người chưa thành niên phạm tội như sau.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, giải đáp về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng với người chưa thành niên phạm tội ra sao? Theo khoản 8 Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên năm 2024 quy định “Biện pháp xử lý chuyển hướng” là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 và khoản 12 Điều 36 của Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; Có người đại diện tham gia tố tụng; Được sự hỗ trợ của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học trong trường hợp cần thiết; Được thông tin đầy đủ, kịp thời bằng ngôn từ đơn giản, thân thiện, dễ hiểu về những nội dung liên quan đến việc giải quyết vụ việc, vụ án; Được bảo đảm giữ bí mật cá nhân trong suốt quá trình giải quyết vụ việc, vụ án; Được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này; Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn. Cảnh cáo được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng do vô ý, phạm tội ít nghiêm trọng và có tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Phạt tiền được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xoá án tích. Tòa án quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo các điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại các điều 117, 118 và 119 của Luật này.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những quy định về tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị buộc tội. Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Điều kiện sinh sống và giáo dục. Có hay không có người thành niên xúi giục. Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội. Thời hạn điều tra, thời hạn quyết định việc truy tố, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với vụ án có người chưa thành niên là người bị buộc tội không quá một phần hai thời hạn tương ứng được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về các ciện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người chưa thành niên. Các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người theo các trường hợp quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự; Tạm giữ; Tạm giam; Giám sát điện tử; Giám sát bởi người đại diện; Bảo lĩnh; Đặt tiền để bảo đảm; Cấm đi khỏi nơi cư trú; Tạm hoãn xuất cảnh. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt là người chưa thành niên, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố vụ án có người chưa thành niên. Mọi hoạt động tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án có người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội phải được tiến hành trong môi trường thuận lợi cho việc bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, bí mật cá nhân, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ. Các thủ tục tố tụng thân thiện phải được áp dụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội ngay từ giai đoạn khởi tố. Khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ thân thiện, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, khả năng nhận thức và mức độ trưởng thành của họ.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục xét xử vụ án có người chưa thành niên. Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự có người chưa thành niên là người bị buộc tội. Đối với Tòa án chưa tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên thì việc xét xử vụ án hình sự có người chưa thành niên là người bị buộc tội do Thẩm phán quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này thực hiện. Tòa án xét xử bị cáo là người chưa thành niên tại phòng xử án thân thiện. Vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa trong phòng xử án được bố trí trên cùng một mặt phẳng.