Language:

Chấm dứt nghĩa vụ

Chấm dứt nghĩa vụ do được thay thế bằng nghĩa vụ khác (Điều 377)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 377 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chấm dứt nghĩa vụ do được thay thế bằng nghĩa vụ khác. Theo đó, trường hợp các bên thỏa thuận thay thế nghĩa vụ ban đầu bằng nghĩa vụ khác thì nghĩa vụ ban đầu chấm dứt; nghĩa vụ cũng chấm dứt, nếu bên có quyền đã tiếp nhận tài sản hoặc công việc khác thay thế cho tài sản hoặc công việc đã thỏa thuận trước; trường hợp nghĩa vụ là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng nghĩa vụ khác.
Chấm dứt nghĩa vụ do hòa nhập bên có nghĩa vụ và bên có quyền (Điều 380)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 380 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chấm dứt nghĩa vụ do hòa nhập bên có nghĩa vụ và bên có quyền. Theo đó, khi bên có nghĩa vụ trở thành bên có quyền đối với chính nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ chấm dứt.
Chấm dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ (Điều 381)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 381 Bộ luật Dân sự quy định việc chấm dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ. Theo đó, khi thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết thì nghĩa vụ chấm dứt. Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Chấm dứt nghĩa vụ khi bên có quyền là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại (Điều 382)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 382 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chấm dứt nghĩa vụ khi bên có quyền là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại. Theo đó, khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được thực hiện chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân là bên có quyền mà cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ cũng chấm dứt.
Chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không còn (Điều 383)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 383 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không còn. Theo đó, nghĩa vụ giao vật chấm dứt trong trường hợp vật phải giao là vật đặc định không còn. Các bên có thể thỏa thuận thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại.
Chấm dứt nghĩa vụ trong trường hợp phá sản (Điều 384)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 384 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chấm dứt nghĩa vụ trong trường hợp phá sản. Theo đó, trường hợp phá sản thì nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Luật phá sản. Phương pháp bù trừ nghĩa vụ được quy định tại Khoản 3 Điều 63 Luật Phá sản năm 2014.
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.
Bộ luật Dân sự năm 2005
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005. Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.