Language:

Nơi cư trú

Hiện tại thủ tục hành chính nào bắt buộc phải xin giấy xác nhận cư trú?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, để hướng tới một Chính phủ số, cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian, khi người dân tham gia các giao dịch và thực hiện các thủ tục hành chính chỉ cần xuất trình một loại giấy tờ
Địa điểm thực hiện nghĩa vụ (Điều 277)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 277 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định địa điểm thực hiện nghĩa vụ, cụ thể: Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận; Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau: Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản; Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản. Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.
Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trước thời điểm kết hôn để bổ túc hồ sơ nhà đất có được không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo hướng dẫn tại Điều 25 Thông tư số 15/2015/TT-BTP thì phạm vi cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bao gồm cả việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian đăng ký thường trú trước đây, xác nhận tình trạng hôn nhân cho người chưa kết hôn và người đang có vợ, có chồng.
Luật Cư trú năm 2020
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Cư trú năm 2020 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020. Luật này quy định về việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc đăng ký, quản lý cư trú; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân, cơ quan, tổ chức về đăng ký, quản lý cư trú.
Nơi cư trú của người làm nghề lưu động (Điều 45)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 45 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của người làm nghề lưu động. Theo đó, nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật Dân sự.
Nơi cư trú của quân nhân (Điều 44)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 44 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của quân nhân. Theo đó, nơi cư trú của quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân. Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật Dân sự.
Nơi cư trú của vợ, chồng (Điều 43)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 43 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của vợ, chồng. Theo đó, nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.
Nơi cư trú của người được giám hộ (Điều 42)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 42 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của người được giám hộ. Theo đó, nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Nơi cư trú của người chưa thành niên (Điều 41)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 41 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của người chưa thành niên. Theo đó, nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Nơi cư trú của cá nhân (Điều 40)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của cá nhân. Theo đó, nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.
Thông tư 04/2020/TT-BTP chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 04/2020/TT-BTP chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định số 123/2015/NĐ-CP) về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch; việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả đăng ký hộ tịch; trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, nhận cha, mẹ, con và một số việc hộ tịch khác; việc đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động; ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch.