Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). Nơi cư trú được của công dân bao gồm nơi thường trú và nơi tạm trú. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú và nơi tạm trú thì nơi cư trú của côn dân là nơi ở hiện tại.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Cư trú năm 2020, nơi thường trú là là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú; nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú và nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.
Tại Điều 43 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của vợ, chồng. Theo đó, nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận. Có thể thấy Điều 43 Bộ luật Dân sự năm 2015 kế thừa nguyên vẹn quy định tại Điều 55 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, nội dung quy định này vẫn còn tồn tại một số bất cập:
Thứ nhất: Vợ chồng chỉ có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận. Như vậy, nếu không có thỏa thuận nhưng vợ chồng vẫn còn hai nơi cư trú khác nhau thì trường hợp này, nơi cư trú của họ được xác định theo nơi cư trú của cá nhân hay theo nơi cư trú của vợ chồng thì quy định của điều luật chưa đề cập đến.
Thứ hai: Nếu vợ chồng có cùng nơi chung sống nhưng không thường xuyên, nói cách khác, họ vừa có nơi chung sống với nhau, vừa có nơi sinh sống khác nhau. Ví dụ, như vợ, chồng làm ở hai nơi khác nhau thì trường hợp này, điều luật cũng chưa xác định rõ.
Thứ ba: Nếu vợ hoặc chồng thuộc trường hợp cần giám hộ và người còn lại là người giám hộ thì nơi cư trú của vợ chồng được xác định theo quy định tại điều luật này hay theo quy định về nơi cư trú của người giám hộ.
Có thể nói, quy định về nơi cư trú của vợ chồng còn nhiều bất cập chưa được làm rõ. Bên cạnh đó, hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã xác định chủ thể của quan hệ dân sự chỉ còn là cá nhân, pháp nhân. Do đó, quy định về nơi cư trú của vợ chồng, thuộc quy định về phần cá nhân dường như không phù hợp với tổng thể chung của các quy định.
Điều 43. Nơi cư trú của vợ, chồng
1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338
-
Áp dụng Bộ luật dân sự (Điều 4)
05/06/2024 -
Áp dụng tập quán (Điều 5)
05/06/2024 -
Áp dụng tương tự pháp luật (Điều 6)
05/06/2024 -
Căn cứ xác lập quyền dân sự (Điều 8)
04/06/2024 -
Thực hiện quyền dân sự (Điều 9)
04/06/2024