Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tại Điều 464 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền sở hữu đối với tài sản vay. Theo đó, bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Thông thường sau khi vay tài sản bên vay có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản, trừ một số trường hợp các bên có thỏa thuận về mục đích vay, thì bên vay phải sử dụng tài sản vay đúng mục đích đã thỏa thuận.
Theo quy định thì bên vay trở thành chủ sở hữu của tài sản vay trong thời hạn vay các bên đã thỏa thuận, khi hết thời hạn đó bên vay phải trả lại tài sản cho bên cho vay. Căn cứ theo quy định trên thì quyền sở hữu của bên vay đối với tài sản được xác lập kể từ thời điểm họ nhận tài sản đó. Điều đó đồng nghĩa với việc khi hợp đồng vay được giao kết hoặc thậm chí đã phát sinh hiệu lực cũng không làm phát sinh quyền sở hữu của bên vay đối tài sản nếu họ chưa nhận được tài sản đó trên thực tế. Như vậy, hợp đồng cho vay là hợp đồng thực tế, thể hiện ở việc quyền sở hữu của bên vay chỉ được xác lập khi họ nhận được tài sản cho vay trên thực tế. Các bên có thể thỏa thuận về thời điểm giao nhận hàng theo một đơn vị thời gian xác định hoặc thông qua một sự kiện cụ thể.
Thời điểm bên vay trở thành chủ sở hữu của tài sản vay kể từ khi họ nhận được tài sản đó vì, hợp đồng cho vay là hợp đồng chuyển quyền sở hữu. Tức bên vay, sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản cho vay, mà quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Do đó chủ sở hữu chỉ có thể thực hiện quyền sở hữu của mình với tài sản khi chiếm giữ tài sản trên thực tế. Nếu tài sản đang trong tay chủ thể khác thì bên vay không thể thực hiện quyền của mình được. Quyền sở hữu tài sản cho vay được chuyển giao cho vay đã tạo điều kiện để bên vay có thể tự do sử dụng, định đoạt tài sản sản theo mục đích của mình, quy định này hoàn toàn phù hợp với tính chất của hợp đồng cho vay.
Như vậy, khi hợp đồng vay được giao kết hoặc thậm chí hợp đồng vay đã phát sinh hiệu lực cũng không đồng nghĩa với việc bên vay đã trở thành chủ sở hữu đối với tài sản vay. Theo Điều luật này, bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Nếu hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vay cũng đồng thời là thời điểm bên vay được xác lập sở hữu với tài sản vay. Nếu hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận thì thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng và thời điểm xác lập quyền sở hữu của bên vay đối với tài sản vay không phải là một. Các bên cũng có thể thỏa thuận về thời điểm giao, nhận tài sản vay theo một đơn vị thời gian xác định hoặc thông qua một sự kiện cụ thể. Ngoài ra, việc xác định chính xác thời điểm giao, nhận tài sản vay có ý nghĩa quan trọng để qua đó biết được đích xác thời điểm bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay. Kể từ thời điểm tài sản vay thuộc sở hữu của bên vay, bên vay có toàn quyền sử dụng, định đoạt đối với tài sản vay theo ý chí của mình, trừ trường hợp bên vay phải sử dụng theo đúng mục đích đã cam kết với bên cho vay.
Điều 464. Quyền sở hữu đối với tài sản vay
Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338