Khi luật sư tham gia vụ án giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai và nhà ở, luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng nắm được các quy định pháp luật về đất đai và nhà ở có hiệu lực ở các thời điểm, tư vấn về cách thức giải quyết tranh chấp và trình tự - thủ tục tố tụng sẽ trải qua, chỉ ra những tình tiết có lợi nhất cho khách hàng nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Luật sư sẽ giúp khách hàng xem xét thời hiệu khởi kiện, đánh giá điều kiện khởi kiện, xem xét tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến tòa án có thẩm quyền, tiến hành thu thập chứng cứ, tư vấn về án phí, kiểm tra đánh giá chứng cứ để trình trước tòa, soạn thảo đơn từ và các giấy tờ cần thiết khác cho đương sự, làm việc với cơ quan tố tụng, tranh tụng tại phiên tòa án các cấp.
quyền sử dụng đất
Khi khách hàng có nhu cầu sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở, đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, giúp khách hàng nắm được trình tự - thủ tục xử lý hồ sơ tại cơ quan nhà nước, thay mặt khách hàng trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính để hoàn tất việc sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở cho khách hàng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, sang tên Sổ đỏ là cách gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất (có đất và nhà ở hoặc các tài sản khác gắn liền với đất).
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, các tài liệu, chứng cứ do các bên xuất trình sẽ có giá trị chứng minh và là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết ai là người có quyền sử dụng đất.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, “Tranh chấp đất đai” được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Còn “hòa giải tranh chấp đất đai” được hiểu là các bên đang có tranh chấp đất đai có đơn đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra giải quyết, tổ chức hòa giải theo quy định của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, người được cho tặng không nhất thiết phải có cùng hộ khẩu với người nhận cho tặng, và cùng địa chỉ nơi có bất động sản. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản khác có liên quan thì chưa có bất kỳ quy định nào quy định về việc cá nhân phải có hộ khẩu thường trú ở nơi có bất động sản thì mới được nhận tặng cho quyền sử dụng đất. Do đó, người được cho tặng không nhất thiết phải có cùng hộ khẩu với người cho tặng, và cùng địa chỉ nơi có bất động sản.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tranh chấp đất đai trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì phải hòa giải tại UBND xã/phường/thị trấn nơi có đất (UBND cấp xã/phường/thị trấn) nếu muốn khởi kiện. Trường hợp không hòa giải tại UBND cấp xã/phường/thị trấn thì không đủ điều kiện khởi kiện.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trong quy định của pháp luật dân sự nói chung và Bộ luật Dân sự nói riêng, không có quy định cấm hay hạn chế người lập di chúc để lại di sản thừa kế cho người nước ngoài. Tuy nhiên, di chúc được lập ra phải đảm bảo các điều kiện của một bản di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, đối chiếu quy định pháp luật có thể thấy, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là một dạng hợp đồng dân sự. Vì thế, các vấn đề liên quan đến hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất sẽ được áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Từ quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể thấy, quyền và nghĩa vụ của “bên thế chấp” và “bên nhận thế chấp” được quy định từ Điều 320 đến Điều 323. Cụ thể:
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo điểm a, khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai năm 2024 về phân loại đất thì “Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị” được xếp vào nhóm đất phi nông nghiệp. Tại khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai năm 2024 về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định: “Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.” Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở theo Luật Đất đai năm 2024 có sự khác biệt so với Luật Đất đai năm 2013. Tại khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất? Tại khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 quy định “Chuyển mục đích sử dụng đất” là việc người sử dụng đất được thay đổi từ mục đích sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác theo quy định của Luật Đất đai. Do đó, khi người sử dụng đất có nhu cầu thay đổi từ mục đích sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác phải thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định. Điều 121 Luật Đất đai năm 2024, thì những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho đất xen kẹt. “Đất xen kẹt” được hiểu có thể là đất vườn hay đất nông nghiệp mà trước đó không được công nhận là đất ở; những diện tích đất xen kẹt này sẽ nằm trong các khu dân cư hoặc đất phần dôi dư sau quy hoạch hiện do Nhà nước quản lý và có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (còn gọi là sổ đỏ) dưới dạng giao đất, cho thuê đất.