Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Theo quy định tại Điều 386 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Tại Điều 392 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất. Theo đó, khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.
Điều kiện để bên được đề nghị chỉ được đề xuất sửa đổi nội dung là khi họ đã chấp nhận giao kết hợp đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc nội dung được sửa đổi chỉ ràng buộc bên đề nghị và bên được đề nghị đề xuất sửa đổi mà thôi. Một chủ thể có thể giao kết hợp đồng với nhiều đối tác khác nhau cùng lúc, mỗi đối tác sẽ có những đòi hỏi riêng, có thể với người này nội dung này không phù hợp nhưng với người khác nó lại mang đến nhiều lợi ích. Bên cạnh đó, đề xuất sửa đổi chỉ là điều kiện để hợp đồng được giao kết giữa hai chủ thể với nhau. Vậy nên, nếu bên được đề nghị không chấp nhận giao kết hợp đồng thì bên đề nghị không có lý do để sửa đổi nội dung của đề nghị.
Từ quy định trên có thể thấy, khi bên được đề nghị mặc dù trả lời chấp nhận nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì trường hợp này được coi như người này đã đưa ra lời đề nghị mới. Bên được đề nghị chỉ được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Do đó, nếu bên được đề nghị không chấp nhận toàn bộ mà lại có yêu cầu sửa đổi thì rõ ràng họ đã nêu ra một đề xuất mới và mong muốn được bên kia chấp nhận. Vì vậy, đó không thể được coi là chấp nhận đề nghị mà chỉ có thể được coi là đề nghị mới.
Quá trình giao kết hợp đồng gồm hai giai đoạn là đề nghị và chấp nhận đề nghị. Tuy nhiên, hai giai đoạn này không được hiểu một cách cứng nhắc mà thường linh hoạt đan xen hoặc biến đổi không ngừng bởi lẽ thông thường quá trình giao kết hợp đồng là quá trình các bên bày tỏ ý chí và thỏa thuận liên tục để có thể đi đến thống nhất. Chính vì vậy, việc pháp luật quy định các bên có thể chuyển giao vị trí cho nhau một cách linh hoạt từ người đề nghị sang người được đề nghị và ngược lại là hoàn toàn phù hợp.
Điều 392. Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất
Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338