Language:
Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 160)
07/04/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

 

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. 

 

Tại Điều 221 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp như: Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; Thu hoa lợi, lợi tức; Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; Được thừa kế; Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự; Trường hợp khác do luật quy định. Như vậy, căn cứ để xác lập quyền sở hữu xuất phát từ nguồn gốc ban đầu tạo ra tài sản, đó là do lao động, sản xuất, kinh doanh hợp pháp, chuyển quyền sở hữu, thu hoa lợi, lợi tức...

 

Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo quy định tại Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

 

Thứ nhất, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan quy định. Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

 

Thứ hai, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

 

Thứ ba, chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

 

Khoản 1 Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nguyên tắc luật điều chỉnh khi chủ thể xác lập, thực hiện quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản là theo Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Có thể nói quy định này đã khẳng định nguyên tắc áp dụng luật được quy định tại Điều 4 của Bộ luật Dân sự và cũng là nguyên tắc chung khi các chủ thể thực hiện quyền của mình. Khoản 1 Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về hiệu lực của quyền khác đối với tài sản trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao bằng quy định quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyến giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

 

Quy định của khoản 2, khoản 3 Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định đề cập đến ranh giới hay giới hạn cho các chủ thể khi thực hiện quyền sở hữu hay thực hiện các quyền khác đối với tài sản; chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật Dân sự , luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

 

Điều 160. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

3. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

 

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338