Language:
Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra (Điều 605)
06/04/2024
icon-zalo

Tại Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Theo đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, việc thu thập các tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án của tòa án là rất khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, có thể trước đó đã hư hỏng một phần trong quá trình đương sự sử dụng, trước khi bị gây thiệt hại. Thậm chí tài sản trước khi bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng đã phải chịu sự tác động lâu dài, liên tục của các điều kiện tự nhiên khác nhau và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến quá trình tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

Khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng. Bộ luật Dân sự năm 2015 không xác định thứ tự chịu trách nhiệm của các chủ thể, điều đó dẫn đến khó khăn cho tòa án trong việc xác định chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại  do nhà cửa, công trình xây dựng khác khi có thiệt hại xảy ra. Khi chủ sở hữu đã chuyển giao cho người khác quản lý, sử dụng rồi thì có phải bồi thường nếu có thiệt hại hay không? Trên thực tế, nếu chủ sở hữu là người đang thực hiện các quyền đối với tài sản hoặc đang được hưởng các lợi ích từ tài sản đó thì chủ sở hữu phải bồi thường, kể cả tại thời điểm đó nhà cửa, công trình xây dựng đang do người khác trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng nếu chủ sở hữu đã chuyển giao quyền khai thác công dụng hoặc hưởng các lợi ích từ nhà cửa, công trình xây dựng khác cho chủ thể khác (người thuê, người mượn…) thì khi nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại, người được chuyển giao sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Hiện nay pháp luật quy định thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra phải có chủ thể chịu trách nhiệm, vì thế chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại; việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở nghĩa vụ của người đó với nhà cửa, công trình xây dựng và lỗi của họ trong việc để thiệt hại xảy ra; chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra, gồm:

Chủ sở hữu là người có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, chủ sở hữu có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, nên đồng thời khi tài sản gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu cũng phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu không dựa vào việc chủ sở hữu có lỗi hay không trong việc quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác, mà trách nhiệm dựa vào việc chủ sở hữu được hưởng lợi ích từ tài sản; trong một số trường hợp, chủ sở hữu mặc dù không trực tiếp sử dụng, chiếm hữu tài sản nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như chủ sở hữu giao tài sản cho người khác chiếm hữu, sử dụng vì lợi ích của mình, cho thuê và thỏa thuận về việc chủ sở hữu chịu trách nhiệm với thiệt hại mà nhà cửa, công trình xây dựng cho thuê gây ra.

Người chiếm hữu nhà cửa, công trình xây dựng là người được chủ sở hữu chuyển giao quyền thông qua một giao dịch dân sự, hoặc được trao cho thông qua quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp họ có lỗi hay không trong việc nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác; người chiếm hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra kể cả có lỗi hoặc không; trách nhiệm bồi thường của người chiếm hữu, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữ họ và chủ sở hữu.

Người quản lý nhà cửa, công trình xây dựng là người được chủ sở hữu hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trao cho quyền quản lý, bảo quản nhà cửa, công trình xây dựng đó, người quản lý khi được trao quyền quản lý tài sản thì phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình, bao gồm: kiểm tra thường xuyên tình trạng của tài sản, khắc phục hư hỏng nếu có, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, vì thế họ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng mình đang quản lý gay ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người quản lý gắn liền với nghĩa vụ kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn cho đối tượng mình đang quản lý.

Người thi công trong trường hợp này, mặc dù thiệt hại xảy ra do lỗi của người thi công tuy nhiên họ không phải chịu trách nhiệm bồi  thường toàn bộ, mà chỉ liên đới với chủ sở hữu, người chiếm  hữu, người quản lý để thực hiện bồi thường cho người bị thiệt hại; bản chất công việc mà người thi công thực hiện là nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của các chủ thể trên, chính chủ sở hữu, người chiếm hữu, người quản lý chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện công việc của họ; khi người thi công thực hiện hành vi gây thiệt hại, chính bản thân chủ sở hữu, người chiếm hữu, người quản lý với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhà cửa, công trình, đã không ngăn cản, do đó, họ cũng có một phần lỗi trong việc xảy ra thiệt hại. Khả năng kinh tế của người thi công không đủ điều kiện để tự mình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường, nên khi nhà cửa, công trình gây thiệt hại do lỗi của người thi công, thì người thi công phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cùng với chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người quản lý. Mức bồi thường của người thi công phụ thuộc vào mức độ lỗi và thỏa thuận với chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người quản lý.

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm không được quy định tại Điều 605 mà được quy định chung trong Điều 584 cho tất cả các trách nhiệm; chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được loại trừ trách nhiệm bồi thường trong trường hợp: “thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự.

Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Bồi thường thiệt hại do nhà cửa gây ra Bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra Nhà cửa gây thiệt hại Công trình xây dựng gây thiệt hại Chủ sở hữu nhà cửa Người chiếm hữu nhà cửa Người được giao quản lý nhà cửa Người được giao sử dụng nhà cửa Chủ sở hữu công trình xây dựng Người được giao quản lý công trình xây dựng Sử dụng nhà cửa Sửu dụng công trình xây dựng Người thi công Người thi công có lỗi Gây thiệt hại Liên đới bồi thường bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Luật luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Lawyer Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Cần tìm luật sư Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Pháp luật Pháp lý Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699