Tại Điều 530 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng vận chuyển tài sản. Theo đó, hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển tài sản có thể được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi. Trong hợp đồng vận chuyển tài sản có vận đơn thì vận đơn là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên. Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sẵn cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm và đóng gói theo đúng quy cách đã thoả thuận, phải chịu chỉ phí bốc xếp tài sản lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm trả tài sản đã định theo đúng thời hạn, mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tài sản theo quy định của pháp luật, bồi thường cho bên thuê khi để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, có quyền kiểm tra sự xác thực của tài sản cũng như của vận đơn, yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán cước phí vận chuyển đúng thời hạn, từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại.
Chủ thể của hợp đồng vận chuyển tài sản:
Hợp đồng vận chuyển tài sản có sự tham gia của hai bên chủ thể là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển, họ có thể là cá nhân, tổ chức khác nhau. Mỗi bên thực hiện chức năng riêng của mình khi tham gia giao kết hợp đồng. Bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận giữa các bên. Đồng thời chủ thể này có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tài sản vận chuyển, và thanh toán cước phí vận chuyển theo quy định.
Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả tiền cước phí vận chuyển. Bên cạnh đó, bên thuê vận chuyển cũng có quyền yêu cầu bên vận chuyển thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyên chở hàng hóa mà các bên đã thỏa thuận như: địa điểm, thời gian vận chuyển, phương tiện vận chuyển, bảo quản tài sản trong quá trình chuyên chở… Bên cạnh các chủ thể chính của hợp đồng vận chuyển tài sản, thì hợp đồng này còn có một số chủ thể khác, mặc dù không phải chủ thể của hợp đồng nhưng có lợi ích liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó là bên có quyền. Bên có quyền trong hợp đồng vận chuyển tài sản là người thứ ba được hưởng lợi ích từ hợp đồng vận chuyển được xác lập, hoặc là người được bên thuê vận chuyển ủy quyền tiếp nhận tài sản.
Hình thức hợp đồng vận chuyển tài sản:
Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên. Hợp đồng vận chuyển tài sản giữa cá nhân với cá nhân có thể được giao kết bằng miệng hoặc bằng văn bản. Thông thường, bên vận chuyển là một công ti hay hợp tác xã vận tải khi giao kết hợp đồng vận chuyển tài sản với nhau hoặc với các chủ thể khác được thể hiện dưới hình thức văn bản. Pháp luật không quy định rõ hợp đồng vận chuyển loại tài sản nào thì phải lập hợp đồng bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Như vậy hình thức của hợp đồng vận chuyển tài sản dù thể hiện dưới hình thức văn bản hay dưới hình thức miệng thì đều là bằng chứng xác định hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết nếu hình thức đó phù hợp với những nguyên tắc chung về hình thức của hợp đồng.
Đặc điểm hợp đồng vận chuyển tài sản:
Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng song vụ, bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận giữa các bên. Đồng thời chủ thể này có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tài sản vận chuyển, và thanh toán cước phí vận chuyển theo quy định. Còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả tiền cước phí vận chuyển. Bên cạnh đó, bên thuê vận chuyển cũng có quyền yêu cầu bên vận chuyển thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyên chở hàng hóa mà các bên đã thỏa thuận như: địa điểm, thời gian vận chuyển, phương tiện vận chuyển, bảo quản tài sản trong quá trình chuyên chở…
Hợp đồng vận chuyển tài sản là hợp đồng có đền bù, khi chủ thể thuê vận chuyển tùy vào phương tiện, loại hình, hàng hóa, trọng lượng, địa điểm… mà phải trả cho bên vận chuyển một khoản phí nhất định theo thỏa thuận của các bên. Trong hợp đồng vận chuyển, giá cước vận chuyển là lợi ích mà bên vận chuyển hướng đến để chi phí cho việc vận chuyển và tích lũy vốn. Chính giá cước mà bên thuê vận chuyển phải trả đã làm nên tính đền bù của hợp đồng.
Hợp đồng vận chuyển tài sản là một loại dịch vụ, hiện nay việc sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hàng hóa là hai yếu tố luôn đi kèm với nhau. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có một chức năng riêng, việc cùng lúc vừa sản xuất vừa lưu thông hàng hóa không chỉ tốn kém cho doanh nghiệp mà còn khiến cho họ không thể tập trung thực hiện chức năng chính của mình. Vì vậy, sự hình thành và phát triển của dịch vụ vận chuyển hàng hóa có chức năng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa không làm thay đổi tính chất của hàng hóa, không làm tăng lên hay giảm đi số lượng hàng hóa chuyên chở, mà đơn thuần chỉ là di chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác.
Điều 530. Hợp đồng vận chuyển tài sản
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338