Language:
Lỗi trong trách nhiệm dân sự (Điều 364)
30/09/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Tại Điều 364 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định lỗi trong trách nhiệm dân sự. Theo đó, lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý, cụ thể: Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Lỗi trong dân sự là lỗi suy đoán tức là người vi phạm có nghĩa vụ chứng mình không có lỗi, còn người có quyền thì chứng minh người có nghĩa vụ không thực hiện, hay thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ.

Lỗi là hành vi của chủ thể gây thiệt hại cho người khác, dựa theo ý chí của chủ thể phạm lỗi pháp luật phân lỗi thành 02 loại là lỗi vô ý và lỗi cố ý. Cụ thể:

(1) Lỗi cố ý, cố ý được hiểu là ý chí chủ quan của một người, bằng hành vi của mình mong muốn sự việc xảy ra. Căn cứ quy định trên, lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ ràng hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Bên vi phạm vì lý do nào mà cố ý gây bất lợi cho bên có quyền, thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

(2) Lỗi vô ý, vô ý được hiểu là ý chí của một người không biết trước được, cũng không mong muốn hành vi của mình sẽ gây thiệt hại. Theo quy định trên, lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của minh có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Bất kỳ cũng biết nếu bị hành vì đó tác động thì thiệt hại sẽ xảy ra, nhưng bên vi phạm lại không thấy trước điều đó mặc dù phải thấy. Vì vậy, bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình tùy theo mức độ vi phạm mà pháp luật quy định. Việc xác định lỗi là cố ý hay vô ý có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm và phạm bồi thường. Xác định đúng loại lỗi còn có ý nghĩa trong một số trường hợp sau:

Thứ nhất, xác định được căn cứ phát sinh trách nhiệm. Thông thường, bên phạm lỗi vô ý sẽ chịu trách nhiệm dân sự nhẹ hơn so với lỗi cố ý. Tùy vào từng trường hợp mà pháp luật có quy định riêng, như quy định tại khoản 4 Điều 142 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chỉ bên phạm lỗi cố ý mới cần chịu trách nhiệm dân sự, cụ thể: Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Hay khoản 4 Điều 143 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, có ý nghĩa trong việc giảm mức bồi thường. Trong một số trường hợp người gây ra thiệt hại được giảm mức bồi thường nếu việc phạm lỗi là vô ý. Ví dụ khoản 2 Điều 577 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như sau: Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường. Hay tại khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng ghi nhận về nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. (Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ, 2017, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Công an nhân dân).

Như vậy, có thể thấy yếu tố lỗi không gắn với hoạt động của tài sản mà chỉ gắn với hoạt động quản lý tài sản của con người. Khi tài sản gây thiệt hại, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản bị suy đoán là có lỗi trong việc quản lý tài sản. Tức là họ bị suy đoán rằng đã không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản. Tuy nhiên, lỗi trong việc quản lý tài sản không phải là một trong các yếu tố cấu thành các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra mà nó chỉ là yếu tố xác định người quản lý tài sản có được loại trừ trách nhiệm bồi thường hay không, có được giảm mức bồi thường theo các nguyên tắc chung hay không. Để chứng minh mình không có lỗi khi tài sản gây thiệt hại, chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản phải đưa ra bằng chứng để chứng minh đã thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về quản lý tài sản. Việc đưa ra bằng chứng để chứng minh có thể bằng cách trực tiếp (quy trình quản lý tài sản đã thực hiện, quy trình bảo quản tài sản, hoạt động kiểm tra tài sản đã thực hiện trước khi sử dụng...) hoặc gián tiếp thông qua người làm chứng... Tuy nhiên, hoạt động chứng minh thuộc lĩnh vực pháp luật tố tụng dân sự và do Tòa án có thẩm quyền quyết định.

Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân sự

Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Lỗi trong trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý Lỗi cố ý Lỗi vô ý Nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác Không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra Không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại Điều 364 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699 Cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được