Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Hợp đồng là hai bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm hai bên giao kết hợp pháp, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Khi các bên hoàn thành xong hết quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thì hợp đồng chấm dứt. Khi hợp đồng có sự thay đổi không thể thực hiện, chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu hoặc hủy hợp đồng, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Hợp đồng gồm có các loại chủ yếu như: Hợp đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ, hợp đồng chính, hợp đồng phụ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, hợp đồng có điều kiện. Trong đó hợp đồng song vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015 là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Tại Điều 413 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên. Theo đó, trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Về nguyên tắc không ai phải chịu trách nhiệm về hậu quả do người khác gây ra, pháp luật đã loại trừ trách nhiệm cho bên có nghĩa vụ trong trường hợp này. Trường hợp này áp dụng với hợp đồng song vụ, theo đó bên không thực hiện nghĩa vụ của mình có lựa chọn một trong các cách xử sự sau:
(1) Bên không thực hiện nghĩa vụ tiếp tục duy trì hợp đồng, và có thể yêu cầu bên kia phải thực hiện nghĩa vụ với mình. Trong hợp đồng song vụ, các bên đều có nghĩa vụ và quyền với nhau. Quyền của bên này tương đương với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Trong trường hợp này, bên có quyền đã cố ý tác động làm cho bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ như thỏa thuận, việc này nằm ngoài ý chí của họ. Vì lỗi thuộc về bên có quyền, nên bên có nghĩa vụ vẫn có quyền yêu cầu bên có lỗi thực hiện nghĩa vụ với mình như thỏa thuận. Nghĩa vụ này có thể là nghĩa vụ đang thực hiện hoặc sẽ được thực hiện. Bên có lỗi không có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, mà vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên kia. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của bên không thực hiện nghĩa vụ, phải trao cho họ quyền được tiếp tục nghĩa vụ nhằm hạn chế thiệt hại có thể xảy ra, đồng thời buộc bên có lỗi phải chịu hậu quả bất lợi khi vi phạm quy định của pháp luật.
(2) Bên không thực hiện nghĩa vụ có thể hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên tắc khi tham gia bất kỳ một giao dịch dân sự nào là chủ thể phải đảm bảo sự thiện chí, trung thực. Hành vi cố ý tác động làm cho bên kia không thể thực hiện nghĩa vụ bị xem là hành vi vi phạm hợp đồng. Chính vì vậy, bên không thực hiện nghĩa vụ có quyền hủy bỏ giao kết hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho mình. Hủy bỏ hợp đồng là trường hợp làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, các bên không cần tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận nữa. Tuy nhiên, trong trường hợp này hợp đồng đồng chấm dứt do lỗi của một bên, hành vi của họ là hành vi vi phạm pháp luật nên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.
Điều 413. Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên
Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338